Yên Bái nằm trong 6 tỉnh miền núi phía Bắc được Nhật Bản hỗ trợ phát triển nông thôn thích ứng với thiên tai

  • Cập nhật: Thứ năm, 17/5/2018 | 9:08:44 AM

YênBái - Thông qua cách tiếp cận dựa vào kết quả các dự án đã làm trước đó, 6 tỉnh miền núi phía Bắc của Việt Nam sẽ cùng tham gia vào Dự án Phát triển nông thôn thích ứng với thiên tai, sử dụng nguồn vốn vay của Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA).

JICA và 6 tỉnh tham gia dự án tại hội nghị “Phát triển nông thôn hiệu quả thông qua cách tiếp cận dựa vào kết quả” tổ chức tại Hà Nội ngày 16/5.
JICA và 6 tỉnh tham gia dự án tại hội nghị “Phát triển nông thôn hiệu quả thông qua cách tiếp cận dựa vào kết quả” tổ chức tại Hà Nội ngày 16/5.


Phát biểu tại Jội nghị "Phát triển nông thôn hiệu quả thông qua cách tiếp cận dựa vào kết quả” do JICA tổ chức ngày 16/5 tại Hà Nội, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Điện Biên Lò Văn Tiến  cho biết, 6 tỉnh tham gia Dự án Phát triển nông thôn thích ứng với thiên tai bao gồm: Lào Cai, Hà Giang, Yên Bái, Điện Biên, Lai Châu, Sơn La – là những tỉnh thuộc khu vực miền núi phía Bắc Việt Nam. Trong những năm qua, nhờ phát huy được tiềm năng, lợi thế, sự nỗ lực cố gắng của các địa phương và sự đầu tư, hỗ trợ của Trung ương cũng như của các tổ chức quốc tế, các tỉnh đã đạt được nhiều thành tựu tích cực trong phát triển kinh tế, xã hội. 

Tuy nhiên, do xuất phát điểm thấp, việc tiếp cận với các dịch vụ kinh tế, xã hội còn hạn chế, cơ sở hạ tầng còn kém phát triển so với các vùng khác  trong cả nước,… làm cho các cơ hội phát triển kinh tế của người dân địa phương bị giới hạn ở mức thấp. Trong khi đây lại là khu vực chịu ảnh hưởng nặng nề của các hiện tượng biến đổi khí hậu, các hiện tượng thời tiết bất thường như: hạn hán, lũ lụt, lũ quét, lũ ống, sạt lở đất…
 
Tổng thiệt hại trung bình của 6 tỉnh là khoảng 1.500 tỷ đồng/năm, con số này tương ứng 1,3% GDP bình quân trong năm 2016 (106.546 tỷ đồng), chi phí khắc phục hậu quả thiên tai là một gánh nặng cho ngân sách vốn đã hạn hẹp của các tỉnh.

Dự án Phát triển nông thôn thích ứng với thiên tai tại 6 tỉnh vùng núi phía Tây Bắc Việt Nam với mục tiêu chung là phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn quy mô nhỏ nhằm tăng năng suất cây trồng, vật nuôi và tăng giá trị nông nghiệp theo cách bền vững. Theo đó, các cơ sở hạ tầng nông thôn được đầu tư với các biện pháp thích ứng cải thiện vận hành, duy tu theo hướng bền vững chống chịu với thời tiết, ứng phó với biến đổi khí hậu, góp phần giảm nhẹ các tác động tiêu cực có thể xảy ra do thiên tai tại vùng nông thôn thuộc 6 tỉnh tham gia dự án.

Dự án có tổng vốn đầu tư là 2.903 tỷ đồng, trong đó vốn vay ODA là 2.365 tỷ đồng, vốn đối ứng là 538 tỷ đồng, khi hoàn thành sẽ giúp cho khoảng 420.000 người được hưởng lợi trực tiếp. Dự án được chuẩn bị trong một thời gian dài từ năm 2016, được thiết kế dựa trên kết quả thành công của các dự án hợp tác kỹ thuật của JICA tại một số tỉnh ở Việt Nam, được JICA đề xuất mở rộng kết quả ra 6 tỉnh thực hiện dự án.

Hiện nay, Thủ tướng Chính phủ đã chấp thuận và đồng ý phê duyệt Dự án Phát triển nông thôn thích ứng với thiên tai tại 6 tỉnh nói trên, nguồn vốn vay của JICA và vốn đối ứng Ngân sách Nhà nước, thời gian thực hiện từ năm 2018 – 2023; đồng thời giao nhiệm vụ cho UBND tỉnh Lào Cai tiếp tục làm đầu mối cùng với các tỉnh tham gia dự án, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các Bộ, ngành liên quan hoàn thiện đề xuất chủ trương đầu tư, thủ tục pháp lý để Chính phủ phê duyệt và sớm đưa dự án vào thực hiện.

Phát biểu tại hội nghị, ông Konaka Tetsuo, Trưởng đại diện  JICA Việt Nam khẳng định, Chính phủ Nhật Bản và JICA coi trọng phát triển kinh tế và hướng tới những lĩnh vực cộng đồng dễ bị tổn thương trong quá trình phát triển kinh tế. Chính vì thế, JICA tập trung phát triển bao trùm, coi đây là một trọng tâm lớn trong việc phát triển kinh tế xã hội ở Việt Nam.

JICA đã thực hiện các dự án về phát triển cơ sở hạ tầng quy mô nhỏ với vốn đầu tư hơn 1 tỷ USD và khoảng 630 các tiểu dự án tại Việt Nam trong thời gian từ năm 1996 – 2016. Và rất nhiều các dự án hợp tác kỹ thuật trong các lĩnh vực nông nghiệp, y tế…
 
Để hỗ trợ các dự án này phát triển tốt hơn, JICA đã xây dựng một dự án mới và áp dụng thông qua các tiếp cận dựa vào kết quả thực hiện. Dự án sẽ được thực hiện tại 6 tỉnh Lào Cai, Hà Giang, Yên Bái, Điện Biên, Lai Châu, Sơn La với tên gọi "Dự án Phát triển nông thôn thích ứng với thiên tai".
 
(Theo dangcongsan.vn)

Các tin khác
Ảnh minh họa.

Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết 19-2018/NQ-CP về tiếp tục thực hiện những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2018 và những năm tiếp theo.

Ảnh minh họa

Từ đó tới nay, nhiều quyết định và chủ trương đã được ban hành để dần ổn định đời sống và sản xuất của người dân.

Các đồng chí lãnh đạo huyện Trấn Yên tham gia ra quân trồng tre Bát độ ở xã Hồng Ca.

YBĐT - Năm 2018, huyện Trấn Yên có kế hoạch trồng mới 500 ha tre Bát độ, tập trung tại 4 xã là Hồng Ca, Lương Thịnh, Hưng Khánh và Kiên Thành.

YBĐT - Hiện nay, huyện Lục Yên có 348 công trình thủy lợi lớn nhỏ, trong đó có 18 công trình hồ chứa nước, 330 đập dâng, 6 trạm bơm. Các công trình thủy lợi do huyện quản lý là những công trình vừa và nhỏ, phần lớn được xây dựng từ lâu, nhiều công trình đã bị hư hỏng, xuống cấp nghiêm trọng vẫn chưa được sửa chữa, nâng cấp.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục