Động lực thúc đẩy sản xuất, kinh doanh

  • Cập nhật: Thứ sáu, 25/5/2018 | 8:13:46 AM

YBĐT - Thời gian qua, Sở Công thương tỉnh Yên Bái cùng các đơn vị chức năng đã triển khai nhiều giải pháp xúc tiến thương mại (XTTM) thông qua công tác tuyên truyền, giới thiệu, quảng bá sản phẩm; tổ chức và tham gia các hội thảo, hội chợ trong, ngoài nước…

Thông qua kênh hội chợ, các sản phẩm thế mạnh của tỉnh Yên Bái ngày càng mở rộng được thị trường tiêu thụ.
Thông qua kênh hội chợ, các sản phẩm thế mạnh của tỉnh Yên Bái ngày càng mở rộng được thị trường tiêu thụ.

Nhờ đó, chi phí sản xuất được tiết kiệm tối đa, giá thành sản phẩm hạ, tăng sức cạnh tranh, mở rộng thị trường tiêu thụ, góp phần tạo động lực thúc đẩy hoạt động sản xuất, kinh doanh cho các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh.

Xác định vai trò quan trọng của công tác XTTM đối với nền kinh tế, những năm qua tỉnh Yên Bái triển khai đồng bộ các chương trình hỗ trợ doanh nghiệp phát triển sản xuất, mở rộng thị trường, đẩy mạnh xuất khẩu.
 
Tính riêng năm 2017, tỉnh Yên Bái đã chỉ đạo Sở Công thương tổ chức và hỗ trợ các doanh nghiệp trong tỉnh tham gia 2 đoàn công tác khảo sát thị trường tại Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào và Hoa Kỳ; 2 đoàn công tác tham gia các giao dịch, hội nghị, hội thảo với nước ngoài tổ chức tại Việt Nam; hỗ trợ các doanh nghiệp đưa các sản phẩm của mình tham gia 8 hội chợ, triển lãm quốc tế tại thị trường nước ngoài.
 
Kết quả đến nay đã có nhiều doanh nghiệp, tổ chức đến với Yên Bái tìm hiểu và đầu tư. Bên cạnh đó, dưới sự chỉ đạo của tỉnh, Sở Công thương tập hợp một số sản phẩm chủ lực, thế mạnh tham gia trưng bày gian hàng giới thiệu sản phẩm tại 8 hội chợ trong nước; hỗ trợ các doanh nghiệp tham gia 10 hội chợ trong nước; tổ chức 2 phiên chợ đưa hàng Việt về miền núi; 3 hội chợ quảng bá các sản phẩm đặc sản cam, bưởi, quế tại các huyện Văn Chấn, Yên Bình và Văn Yên...

Ngoài ra, tỉnh Yên Bái cũng đặc biệt quan tâm đến công tác xây dựng thương hiệu cho các sản phẩm chủ lực của tỉnh như: cam Văn Chấn, chè Suối Giàng, quế Văn Yên...
 
Trong năm 2017, Sở Công thương cũng đã hỗ trợ 3 doanh nghiệp về thủ tục đăng ký bảo hộ logo, nhãn hiệu và thiết kế bao bì sản phẩm gồm: hỗ trợ Hợp tác xã Sản xuất chè xanh chất lượng cao Bảo Hưng (huyện Trấn Yên) thiết kế xây dựng logo và nộp đơn đăng ký bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa.

Cùng đó đã hỗ trợ Công ty TNHH Khoáng sản Vistar đăng ký bảo hộ logo sản phẩm; hỗ trợ Công ty TNHH Đầu tư và Phát triển Suối Giàng thiết kế bao bì, sản phẩm; đồng thời thu thập thông tin và thiết kế, xây dựng tờ rơi giới thiệu sản phẩm cho 35 doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh. 

Ngoài ra, công tác tuyên truyền, quảng bá về các sản phẩm chủ lực của tỉnh cũng được triển khai đồng bộ, có trọng tâm, trọng điểm.
 
Trong năm 2017, các ngành, địa phương đã xây dựng, phát hành 800 đĩa giới thiệu sản phẩm chế tác từ đá quý; 1.000 cuốn giới thiệu các sản phẩm có thế mạnh của tỉnh bằng 02 ngôn ngữ Việt - Trung, Việt - Hàn; 3.000 tập gấp giới thiệu sản phẩm quế...
 
Thông qua việc tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền đã giới thiệu, quảng bá được những tiềm năng thế mạnh, các sản phẩm chủ lực của tỉnh đến với khách hàng trong nước và ngoài nước, thu hút được đông đảo người dân, doanh nghiệp quan tâm.

Bên cạnh việc mở rộng thị trường, dưới sự chỉ đạo của tỉnh Yên Bái, Sở Công thương còn chú trọng phát huy các lợi thế của thương mại điện tử nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. 

Đến nay, hầu hết các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh đã được trang bị máy vi tính và ứng dụng thương mại điện tử cho mục đích kinh doanh như kết nối Internet, trao đổi thông tin, tìm kiếm thị trường, sử dụng phần mềm kế toán, sử dụng phần mềm quản lý, phần mềm kê khai thuế giá trị gia tăng, phần mềm bán hàng, phần mềm hệ thống camera theo dõi giám sát trong hoạt động sản xuất kinh doanh…
 
Nhờ đó, các doanh nghiệp từng bước tiếp cận với việc thực hiện các thủ tục hành chính trực tuyến, có cơ hội kết nối được với khách hàng trong và ngoài nước, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm, nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp trên thị trường.
 
Với những giải pháp tích cực trong XTTM, những năm qua, hoạt động sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp trên địa bàn có chuyển biến tích cực, chất lượng sản phẩm được nâng cao, giàu sức cạnh tranh, giá trị sản xuất công nghiệp và xuất khẩu liên tục tăng và vượt kế hoạch đề ra...

Có thể nói, thông qua các hoạt động XTTM, tỉnh Yên Bái đã mở rộng liên kết, hợp tác đầu tư phát triển kinh tế với các địa phương, các tập đoàn kinh tế lớn trong nước và quốc tế. Qua đó góp phần xây dựng thương hiệu, đẩy mạnh sản xuất các sản phẩm hàng hóa có thế mạnh của tỉnh đồng thời phát triển sản phẩm mới theo hướng đáp ứng yêu cầu của thị trường, tạo động lực cho kinh tế phát triển.

Hùng Cường

Các tin khác
Hai hộ dân ở thôn 3 Đại Phác đang xây dựng nhà ở tại địa điểm tái định cư trên địa bàn thôn Đại Thắng, xã Đại Phác.

YBĐT - Huyện Văn Yên đã xây dựng phương án bố trí dân cư xen ghép cho 27 hộ dân ở các xã Tân Hợp, Đông An, Yên Phú, Yên Hợp, Đại Phác, Lang Thíp và xã Châu Quế Hạ.

Nông dân xã Chế Cu Nha làm đất gieo cấy vụ mùa. Ảnh MQ

YBĐT - Theo kế hoạch, vụ mùa năm 2018, toàn huyện Mù Cang Chải gieo cấy 4.360 ha lúa, trong đó, dự kiến diện tích lúa lai 3.360 ha và 1.000 ha lúa thuần, ngô xuân hè 4.200 ha, còn lại là các cây trồng khác.

Ảnh minh họa

Thủ tướng Chính phủ vừa có Chỉ thị yêu cầu các cơ quan liên quan tăng cường công tác triển khai thi hành Luật Hợp tác xã năm 2012.

Giống bò F1 BBB được nuôi tại các hộ tham gia Dự án.

YBĐT - Năm 2016 và 2017, Trung tâm Giống cây trồng và Vật nuôi - Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh đã triển khai thực hiện Dự án: "Ứng dụng tiến bộ kỹ thuật chăn nuôi bò thịt cao sản F1 BBB, theo hình thức chăn nuôi công nghiệp trong nông hộ tại các huyện Yên Bình, Văn Yên và Văn Chấn".

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục