Yên Bái: Nhiều giải pháp quản lý chất thải trong sản xuất nông lâm nghiệp

  • Cập nhật: Thứ tư, 4/7/2018 | 8:08:45 AM

YBĐT - Vấn đề rác thải nông nghiệp cũng như các loại rác thải khác thải ra môi trường ở nông thôn ngày càng nhiều, đã đẩy ô nhiễm tăng cao. Vậy nên, việc bảo vệ môi trường cần được gắn chặt với trách nhiệm của các tổ chức và người dân.

Đoàn viên Chi đoàn Công ty cổ phần Thủy điện Thác Bà hoàn thiện công trình “Bể rác nội đồng” tại xã Nghĩa An, thị xã Nghĩa Lộ.
Đoàn viên Chi đoàn Công ty cổ phần Thủy điện Thác Bà hoàn thiện công trình “Bể rác nội đồng” tại xã Nghĩa An, thị xã Nghĩa Lộ.

Chất thải rắn sinh hoạt ở khu vực nông thôn phát sinh chủ yếu từ các gia đình, chợ, trường học, doanh nghiệp, cơ quan hành chính… Phần lớn chất thải rắn sinh hoạt này đều là chất hữu cơ dễ phân hủy, tỷ lệ này chiếm 65% chất thải sinh hoạt gia đình, còn lại là các loại chất thải khó phân hủy như: túi nilon, chai, lọ thủy tinh…
 
Ngoài ra, các hoạt động sản xuất nông nghiệp và chăn nuôi cũng thải ra môi trường nhiều loại chất thải rắn nguy hại khác.
 
Tình trạng sử dụng hóa chất trong nông nghiệp như: phân bón hóa học, thuốc bảo vệ thực vật tràn lan, khó kiểm soát... Thông thường, lượng bao bì chiếm khoảng 10% tổng số thuốc tiêu thụ được người dân thải ra môi trường.
 
Theo tính toán của ngành nông nghiệp, lượng phân hóa học sử dụng trong sản xuất nông nghiệp bình quân 80 - 90 kg/ha. Riêng đối với cây lúa là 150 - 180 kg/ha; do vậy, lượng bao bì, túi đựng thải ra môi trường tương đối nhiều, chưa kể chất thải rắn phát sinh từ chăn nuôi cũng làm cho môi trường nông thôn thêm ô nhiễm.

Từ thực tế ở các địa phương cho thấy, việc phân loại chất thải rắn nông nghiệp ở Yên Bái hiện nay vẫn còn nhiều hạn chế; các chất thải rắn sinh hoạt không được phân loại tại nguồn, đang được người dân vứt bừa bãi ra môi trường; một số địa phương không có bãi tập trung rác, nơi có bãi rác tập trung lại không có nhân viên thu gom rác. Cùng với đó, lượng rác tồn đọng tại các kênh mương rất lớn và phổ biến, dẫn đến ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.
 
Nhiều địa phương tuy có bể thu gom rác nhưng vẫn chưa có hướng xử lý bao bì sau thu gom; các loại rơm rạ không được thu gom mà đốt ngay tại ruộng gây ra khói mù làm ô nhiễm không khí. Nhiều đơn vị chăn nuôi xả thải trực tiếp ra môi trường gây ô nhiễm môi trường không khí, đất, nước... Có thể khẳng định, các loại chất thải rắn nguy hại trên địa bàn vẫn chưa được xử lý đúng cách.
 
Các địa phương xử lý chủ yếu bằng chôn lấp, nhiều chất thải khó phân hủy gây tổn hại môi trường và làm ảnh hưởng tới sức khỏe của cộng đồng dân cư, gia tăng gánh nặng bệnh tật, gây ra các xung đột môi trường tại một số địa phương.

Để giảm thiểu tối đa việc chôn lấp rác thải trong nông nghiệp, nông thôn và tăng cường tỷ lệ tái chế, tái sử dụng thì các địa phương cần chọn cho mình mô hình xử lý rác thải hiệu quả. 

Hiện nay, nhiều địa phương trong tỉnh đang dùng phương pháp ủ, dùng men vi sinh xử lý phân chuồng trong chăn nuôi làm giảm mùi hôi, tạo phân hữu cơ vi sinh có tác dụng tốt cho đất và cây trồng. Phương pháp dùng hầm ủ biogas tạo ra khí đốt sinh học đang được triển khai rộng và chất thải sau khi ủ có thể bón cây rất tốt.
 
Đối với phương pháp xử lý bao bì, hóa chất bảo vệ thực vật, phân bón hóa học bằng các tác nhân ô - xy hóa với các loại hóa chất như NaOH, CaO, Fentonlaf là những hóa chất sẵn có trên thị trường, giá thành rẻ, quá trình xử lý đơn giản. 

Bà con có thể tiến hành xử lý ngâm ủ lượng bao bì trong bể thu gom trong vòng 5 ngày, dư lượng thuốc bảo vệ thực vật trong bao bì được làm sạch, phân loại tái chế và loại không sử dụng được có thể đốt tại lò đạt tiêu chuẩn về môi trường. 

Bên cạnh việc áp dụng các phương pháp trên, thì công tác tuyên truyền, nâng cao ý thức của người dân nông thôn cùng bảo vệ môi trường cũng cần phải quan tâm đẩy mạnh.

Phạm Quang

Các tin khác
Cán bộ Đội QLTT số 6 kiểm tra các sản phẩm tiêu dùng trên địa bàn huyện.

YBĐT - Năm 2017, Đội Quản lý thị trường số 6 đã tiến hành 91 đợt kiểm tra và phát hiện 63 cơ sở vi phạm, xử phạt hành chính 46 triệu đồng, bán hàng tịch thu trên 15 triệu đồng, giá trị hàng tiêu hủy 36 triệu đồng.

YBĐT - 6 tháng đầu năm 2018, lực lượng thanh tra giao thông đã phát hiện, xử lý 140 trường hợp vi phạm, trong đó, buộc bồi thường 5 vụ vi phạm làm thiệt hại công trình giao thông với số tiền 40 triệu đồng.

Ngân hàng Nông nghiệp và PTNT Việt Nam Chi nhánh tỉnh Yên Bái. Ảnh MQ

YBĐT - Thực hiện Chương trình kết nối ngân hàng - doanh nghiệp, 6 tháng đầu năm, các chi nhánh ngân hàng thương mại ở Yên Bái đã hỗ trợ 61 khách hàng vay 1.900 tỷ đồng, đã giải ngân 1.150 tỷ đồng.

Phòng điều hành tại một nhà máy điện của EVN.

Lượng điện tiêu thụ của phía Bắc lên tới gần 345 triệu kWh trong ngày 2-7, cao nhất từ trước đến nay và cho thấy đã tăng khoảng 12% so với mức cao nhất của năm 2017.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục