Trúc Lâu chủ động phòng chống thiên tai

  • Cập nhật: Thứ hai, 9/7/2018 | 1:55:09 PM

YBĐT - Xã Trúc Lâu, huyện Lục Yên có địa hình tương đối phức tạp, nhiều đồi núi, có 2 con suối chảy qua nên mùa mưa nước đổ về khá lớn gây ra hiện tượng sạt lở đất nghiêm trọng vùi lấp nhiều diện tích lúa, hoa màu, chia cắt, cô lập một số thôn.

 Để chủ động ứng phó với thiên tai, hàng năm xã đều xây dựng kế hoạch chi tiết; đồng thời, củng cố kiện toàn Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai - Tìm kiếm cứu nạn (PCTT - TKCN).

Theo Ban Chỉ huy PCTT - TKCN xã Trúc Lâu, năm 2017, mưa lũ đã làm nhiều tuyến bờ kè của các thôn: Ruồng, Cửa Khập, Khe Giang, Bản Pạu bị sạt lở khiến hàng trăm mét vuông ruộng mới cấy bị vùi lấp; một số công trình như trường học, nhà dân bị ảnh hưởng; nhiều thôn bị cô lập, ước tính thiệt hại gần 200 triệu đồng. Mặc dù mới bước vào đầu mùa mưa năm 2018, song một số thôn như: Bản Pạu, Bản Lẫu, Khe Giang, Cửa Khập đã xảy ra tình trạng ngập úng, chia cắt, bị cô lập nhiều ngày.
 
Để chủ động PCTT - TKCN trong mùa mưa lũ, ông La Văn Đức - Trưởng thôn Cửa Khập cho biết: trước mùa mưa bão, theo kế hoạch chỉ đạo của xã, thôn đã vận động nhân dân gia cố lại cây cầu bắc qua suối Lạn để đảm bảo đi lại an toàn.
 
Đồng thời, kiến nghị xã, huyện, tỉnh có kế hoạch hỗ trợ làm cầu kiên cố để nhân dân đi lại được an toàn hơn. Thôn cũng xây dựng phương án phối hợp với Ban Chỉ huy Quân sự xã, Công an xã, Trạm Y tế xã cùng các hội, đoàn thể trong thôn phối hợp công tác cứu nạn, cứu hộ. Khi xảy ra tình huống bão lũ, thôn sẽ chủ động huy động lực lượng khoảng 145 người và các phương tiện vận tải của nhân dân để sơ tán tài sản, người ra khỏi khu vực ngập lụt, sạt lở đất”.

Khe Giang cũng là thôn có nguy cơ cao xảy ra ngập lụt và chia cắt trong mùa mưa. Ông Đặng Văn Xuân - Trưởng thôn cho biết: Trước khi bước vào mùa mưa, thôn đã lên kế hoạch kiểm tra các hộ dân sống ven suối, khu vực ta luy, những nơi có nguy cơ cao xảy ra lũ quét, sạt lở đất để báo cáo với UBND xã có phương án di dời các hộ dân về nơi an toàn; tập trung khơi thông dòng chảy, phối hợp với các lực lượng vũ trang, dân quân tự vệ, nhân dân trong thôn để huy động lực lượng khoảng 175 người, 5 xe ô tô, 5 xe cải tiến để di dời ra khỏi khu vực ngập lụt, sạt lở đất nhằm bảo đảm an toàn tính mạng, tài sản, các công trình công cộng, hoa màu của nhân dân.

Về phía địa phương, Ban Chỉ huy PCTT - TKCN xã đã chỉ đạo các thôn huy động thêm các phương tiện như: xe ô tô, xe máy, nhà bạt các loại, máy phát điện, máy bơm, tăng âm, loa phóng thanh, loa tay, cuốc, xẻng, xà beng, máy xúc, máy ủi sẵn sàng lực lượng, phương tiện khi có lệnh tham gia khắc phục hậu quả, TKCN, giải phóng giao thông ở những đoạn đường bị sạt lở.
 
Khi xảy ra mưa lớn, sẽ kịp thời sơ tán người ra khỏi vùng nguy hiểm, chủ động bảo vệ sản xuất, giám sát, hướng dẫn và chủ động thực hiện việc hạn chế hoặc cấm người, phương tiện đi vào khu vực nguy hiểm ven suối và nơi có nguy cơ sạt lở đất do mưa lũ; đảm bảo thông tin liên lạc đáp ứng yêu cầu chỉ đạo, chỉ huy, PCTT; thực hiện các hoạt động TKCN, cứu chữa người bị thương, hỗ trợ lương thực, thuốc chữa bệnh, nước uống và các nhu yếu phẩm khác tại các khu vực chia cắt, khu vực ngập lụt nghiêm trọng và địa điểm sơ tán; đảm bảo an ninh trật tự xã hội, bảo vệ tài sản Nhà nước và nhân dân tại khu vực xảy ra thiên tai.
 
Bên cạnh đó, Ban Chỉ huy PCTT - TKCN xã cũng thường xuyên tuyên truyền, thông báo, dự báo và theo dõi về tình hình thời tiết, khí hậu, thủy văn để nhân dân chủ động có biện pháp phòng chống, sơ tán kịp thời.
 
Theo dõi lượng mưa trên địa bàn để báo cáo, tổng hợp, đề phòng tình hình lũ ở các khu vực có nguy cơ cao, đặc biệt phòng lũ quét, lũ ống và sạt lở ta - luy xảy ra. Tổ chức hiệp đồng với các đơn vị trên địa bàn để chủ động ứng phó khi có tình huống mưa lũ xảy ra và vận động nhân dân trong mùa mưa lũ, mỗi gia đình phải có kế hoạch dự trữ lương thực và các nhu yếu phẩm khác đảm bảo cho gia đình sinh hoạt khi có tình huống bất trắc…

Thanh Tân

Các tin khác
Du khách hào hứng đến với Triển lãm nghệ thuật cảnh quan Mây pha lê tại Mù Cang Chải.

YBĐT - Qua 6 tháng, toàn tỉnh đón 253.234 lượt khách (khách quốc tế đạt 11.783 lượt, khách nội địa đạt 241.451 lượt), doanh thu từ các cơ sở lưu trú ước đạt 142 tỷ đồng (tăng 4,3% so với cùng kỳ năm 2017).

Năm 2017, số thu thuế của hộ kinh doanh chỉ chiếm 1,56% trong tổng thu ngân sách nhà nước.

Theo Bộ Tài chính, việc làm này nhằm hạn chế tối đa sự lợi dụng mô hình hộ kinh doanh nhằm mục đích trốn thuế...

Chăn nuôi trâu sinh sản ở huyện Văn Chấn.

YBĐT - Để ngành chăn nuôi phát triển, mang lại hiệu quả kinh tế cao giúp người dân có thu nhập ổn định, huyện Văn Chấn đã thực hiện tốt việc tuyên truyền, phổ biến chính sách hỗ trợ phát triển chăn nuôi của tỉnh, huyện.

Lãnh đạo huyện Văn Yên thăm mô hình trồng dâu nuôi tằm của anh Nguyễn Văn Tuấn ở thôn Chăn Nuôi, xã Xuân Ái.

YBĐT - Chuyển dịch cơ cấu giống cây trồng, vật nuôi, nhiều hộ ở huyện Văn Yên đã chủ động chuyển đổi diện tích đất kém hiệu quả sang trồng dâu nuôi tằm. Nghề này, đã và đang mang lại hiệu quả kinh tế rõ nét, giúp nhiều gia đình ở Văn Yên có thu nhập ổn định, hướng tới làm giàu bền vững.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục