Thành phố Yên Bái chủ động ứng phó với thiên tai

  • Cập nhật: Thứ hai, 16/7/2018 | 8:20:24 AM

YBĐT - Năm 2017, trên địa bàn thành phố Yên Bái có trên 40 khu vực bị ngập úng trong các đợt nước lũ do nước sông Hồng dâng lên cao và ngập úng cục bộ,

Diễn tập sơ tán, di dời tài sản, người dân ra khỏi vùng nguy hiểm khi thiên tai xảy ra tại xã Giới Phiên.
Diễn tập sơ tán, di dời tài sản, người dân ra khỏi vùng nguy hiểm khi thiên tai xảy ra tại xã Giới Phiên.


Năm 2017, trên địa bàn thành phố có trên 40 khu vực bị ngập úng trong các đợt nước lũ do nước sông Hồng dâng lên cao và ngập úng cục bộ, làm 346 hộ dân phải di chuyển người và tài sản; 260 hộ ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt, nhà ở, cửa hàng, dịch vụ và làm thiệt hại trên 158ha lúa, gần 100ha ngô, rau màu và trên 51ha mặt nước ao hồ nuôi trồng thủy sản với ước tổng thiệt hại do thiên tai gây ra là hơn 15 tỷ đồng. 

Để chủ động trong công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn (PCTT - TKCN) năm 2018, cùng với việc tăng cường tuyên truyền để nhân dân đề cao cảnh giác, nâng cao nhận thức về thiên tai, bão lũ, chủ động PCTT - TKCN, đặc biệt là người dân tại các điểm xung yếu, thường xuyên xảy ra ngập lụt và sạt lở đất khi có mưa bão, mực nước sông Hồng dâng cao. 

Ban Chỉ huy PCTT - TKCN thành phố còn quan tâm tổ chức phân công trực 24/24 giờ, nhất là trong những dịp cao điểm có mưa bão; theo dõi sát sao diễn biến thời tiết để dự báo, thông báo kịp thời cho nhân dân phòng, tránh. 

Bên cạnh đó, công tác rà soát, chuẩn bị mọi điều kiện theo phương châm 4 tại chỗ để có thể tổ chức sơ tán, di dời con người và tài sản nhân dân ra khỏi vùng nguy hiểm tại các khu vực xung yếu như các phường Hồng Hà, Nguyễn Thái Học, Yên Ninh, Nam Cường, Hợp Minh, xã Tuy Lộc, Giới Phiên, Tân Thịnh... được kịp thời. 

Nhờ đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nhận thức về việc chủ động PCTT - TKCN của nhân dân đã được nâng lên, đặc biệt là nhân dân ở những nơi xung yếu, dễ xảy ra ngập lụt, sạt lở đất. Bởi vậy, tại buổi diễn tập ứng phó lụt, bão và TKCN năm 2018 vừa qua đã thu hút đông đảo người dân quan tâm tham gia để nâng cao hiểu biết về công tác PCTT - TKCN khi có sự cố thiên tai xảy ra và chủ động phòng ngừa.

Cùng với đó, cấp ủy, chính quyền thành phố cũng quan tâm công tác TKCN và vớt tài sản khi bị lũ cuốn trôi bằng các phương tiện đi trên mặt nước nhằm giúp thanh niên, dân quân tự vệ địa phương và đặc biệt là lực lượng vũ trang có thêm thời gian làm quen, thực hành kỹ năng xử lý các tình huống để nâng cao hiệu quả tác chiến khi có sự cố thiên tai xảy ra. 

Ông Trần Xuân Thủy - Chủ tịch UBND thành phố, Trưởng Ban Chỉ huy PCTT - TKCN thành phố Yên Bái cho biết: Để tiếp tục làm tốt hơn nữa công tác PCTT - TKCN, giảm thấp nhất thiệt hại về người và tài sản do thiên tai gây ra, thành phố đã yêu cầu tất cả các ngành, các lực lượng thường xuyên nắm bắt tình hình diễn biến của bão lũ, làm tốt công tác phối hợp, hiệp đồng giữa các ngành, các lực lượng đảm bảo việc huy động và sử dụng các lực lượng một cách hiệu quả, phù hợp, tránh chồng chéo. 

Trong đó, Ban Chỉ huy Quân sự thành phố chủ động tham mưu, huy động lực lượng và phương tiện; Phòng Tài chính - Kế hoạch đảm bảo chủ động kinh phí, bổ sung kinh phí cho mọi hoạt động; Phòng Quản lý đô thị chủ động các phương án, nhân lực xử lý, vệ sinh môi trường... Khi có tình huống thiên tai, bão lũ xảy ra phải vận dụng linh hoạt, sáng tạo, đồng bộ theo phương châm "4 tại chỗ” nhằm mang lại hiệu quả cao nhất - ông Thuỷ thông tin thêm.

Để công tác PCTT - TKCN ngày càng hiệu quả, cùng với sự chỉ đạo của Ban Chỉ huy PCTT - TKCN thành phố thì các xã, phường trên địa bàn cần nâng cao hơn nữa tinh thần trách nhiệm trong công tác PCTT - TKCN. Thường xuyên rà soát, bổ sung, điều chỉnh kế hoạch PCTT - TKCN ở địa phương cho phù hợp, sát với tình hình thực tế rồi tham mưu, đề xuất, giúp cấp ủy, chính quyền cấp trên lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện công tác PCTT - TKCN phù hợp để giảm thấp nhất thiệt hại về người, tài sản của nhà nước và nhân dân, giữ ổn định kinh tế - xã hội của địa phương.

A.M

Các tin khác
Nông dân huyện Văn Chấn gieo cấy lúa mùa.

YBĐT - 6 tháng đầu năm 2018, dự ước giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản (theo giá so sánh năm 2010) ước đạt 3.230 tỷ đồng/kế hoạch cả năm 6.921 tỷ đồng, đạt 46,67% và tăng 5,28% so với cùng kỳ.
 

Ngày 14/7, tại Bắc Giang, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với UBND tỉnh Bắc Giang tổ chức Hội nghị toàn quốc triển khai Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) giai đoạn 2018 - 2020.

Thị trường nông sản nội địa và xuất khẩu sẽ cạnh tranh khốc liệt.

Hàng hóa từ Mỹ và Trung Quốc tràn ra tìm kiếm thị trường mới do những chính sách thuế quan, điều này tạo áp lực không nhỏ cho nông sản Việt.

Ảnh minh họa

Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành Chỉ thị số 19/CT-TTg về công tác phòng tránh lũ ống, lũ quét, sạt lở đất.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục