Thành phố Yên Bái phát triển kinh tế nông nghiệp đô thị

  • Cập nhật: Thứ hai, 13/8/2018 | 7:54:00 AM

YBĐT - Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới (XDNTM) gắn với tiến trình đô thị hóa đang ngày càng phát triển tại các xã ven đô của thành phố Yên Bái.

Cơ sở chăn nuôi lợn của Công ty TNHH Thành Phát với 300 con lợn nái ngoại và trên 4.000 con lợn thịt.
Cơ sở chăn nuôi lợn của Công ty TNHH Thành Phát với 300 con lợn nái ngoại và trên 4.000 con lợn thịt.

Các xã đã và đang tích cực nghiên cứu, ứng dụng chuyển giao tiến bộ kỹ thuật, nhất là ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp (SXNN), xây dựng các chuỗi liên kết từ sản xuất đến tiêu thụ; xây dựng các sản phẩm nông nghiệp có chất lượng cao đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng; quy hoạch, sử dụng đất đai hiệu quả.

Do đó, tập trung mở rộng quy mô, nâng cao chất lượng các dự án, nhất là đối với các dự án chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, thủy sản trên cơ sở sử dụng các giống tiến bộ kỹ thuật; phát triển SXNN theo hướng bền vững, an toàn thực phẩm và có giá trị kinh tế cao, có sản phẩm đặc thù như: vùng rau an toàn, chăn nuôi gắn với giết mổ và chế biến; hình thành các vùng sản xuất tập trung, trọng điểm ở các xã XDNTM...
 
Theo đó, thành phố đã bám sát Đề án Tái cơ cấu ngành nông nghiệp giai đoạn 2015 - 2020 của tỉnh để xây dựng kế hoạch thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp thành phố giai đoạn 2015 - 2020 và được cụ thể hóa bằng việc xây dựng nghị quyết, đề án phát triển nông nghiệp hàng hóa chất lượng cao gắn với XDNTM của thành phố giai đoạn 2016 - 2020.
 
Trong nông nghiệp, thành phố đã chuyển dịch, phát triển đúng hướng đó là: chuyển dịch cơ cấu SXNN theo hướng tăng tỷ trọng ngành chăn nuôi; chuyển dịch cơ cấu nông thôn, nông dân theo hướng giảm dần tỷ lệ lao động nông nghiệp, nâng cao trình độ lao động, nâng cao thu nhập người dân nông thôn.
 
Vì vậy, dù đất SXNN ngày càng bị thu hẹp, nhất là đất lúa, đất chè… do đô thị hóa, do thu hồi giải phóng mặt bằng các công trình nhưng giá trị của ngành nông nghiệp vẫn tăng trưởng ổn định. Dự kiến năm 2018, giá trị sản phẩm thu hoạch trên 1 ha đất trồng trọt, nuôi thủy sản ước đạt 90 triệu đồng; giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản ước đạt 458 tỷ đồng.

Có được kết quả này là do thành phố chỉ đạo, định hướng người dân chuyển đổi dần việc trồng các loại cây có giá trị kinh tế thấp sang trồng các loại cây có giá trị kinh tế cao như: trồng rau an toàn, cây ăn quả, trồng nấm…
 
Trong những năm qua, các địa phương đã chuyển đổi 12 ha cây trồng kém hiệu quả sang cây trồng khác có giá trị kinh tế cao hơn như: ổi Đài Loan, các loại cây ăn quả có múi…; thực hiện 6 mô hình sản xuất rau an toàn, trồng rau công nghệ cao với diện tích 11 ha; chuyển đổi 15 ha diện tích đất ruộng kém hiệu quả sang nuôi trồng thủy sản…
 
Cùng đó, thành phố có cơ chế hỗ trợ để thu hút hỗ trợ doanh nghiệp đầu tư sản xuất, thu mua, chế biến, tiêu thụ nông sản; phát triển các trang trại kinh tế tổng hợp, các hợp tác xã trở thành nòng cốt trong liên doanh, liên kết, tổ chức sản xuất…, đặc biệt là tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp; hỗ trợ kinh phí để đầu tư cho SXNN bền vững, bảo vệ môi trường sinh thái, an toàn đối với sức khoẻ cộng đồng; áp dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật nhằm nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm nông nghiệp, đáp ứng yêu cầu tiêu dùng hàng hóa chất lượng cao bảo đảm an toàn thực phẩm...

Nhờ thực hiện các giải pháp đồng bộ trong phát triển SXNN gắn với phát triển kinh tế đô thị và XDNTM mà giá trị sản xuất bình quân đầu người khu vực nông thôn năm 2018 ước đạt trên 30 triệu đồng, tăng 17,4 triệu đồng/người so với năm 2011. Giá trị SXNN năm 2018 ước đạt 458 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 6,3%/năm, chăn nuôi là ngành sản xuất chính có tỷ trọng chiếm 60% giá trị toàn ngành.

 Hồng Duyên

Các tin khác
Theo Moody’s, Việt Nam vẫn đang nắm giữ lợi thế so sánh trong xuất khẩu các mặt hàng thâm dụng lao động như dệt may.

Hãng xếp hạng tín nhiệm Moody’s vừa đưa ra dự báo tích cực về triển vọng kinh tế Việt Nam. Theo đó, từ mức B1, xếp hạng tín nhiệm của Việt Nam được Moody’s nâng lên mức Ba3, kèm với triển vọng điều chỉnh từ "tích cực” sang "ổn định”.

Nhiều mặt hàng Trung Quốc đội lốt hàng 'Made in Vietnam' để tuồn vào thị trường trong nước.(Ảnh minh họa)

Trong bối cảnh căng thẳng thương mại Mỹ-Trung leo thang, với lợi thế cạnh tranh về giá, hàng Trung Quốc có thể gây sức ép đến thị trường Việt Nam.

Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt Chiến lược phát triển ngành Ngân hàng Việt Nam đến năm 2025, định hướng đến năm 2030.

Chiến lược phát triển ngành ngân hàng Việt Nam đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 vừa được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

Hiện nay, thị trường xuất hiện 2 loại thực phẩm chức năng chưa được cấp giấy xác nhận công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục