Trạm Tấu phát triển cây sơn tra

  • Cập nhật: Thứ ba, 14/8/2018 | 8:06:19 AM

YBĐT - Huyện Trạm Tấu hiện có 3.436 ha sơn tra, trong đó có 800 ha đã cho thu hoạch. Trung bình mỗi năm người dân thu về 3,15 tỷ đồng từ bán quả sơn tra.

Cán bộ Ban Quản lý Rừng phòng hộ huyện Trạm Tấu trao đổi với người dân về hiệu quả của cây sơn tra.
Cán bộ Ban Quản lý Rừng phòng hộ huyện Trạm Tấu trao đổi với người dân về hiệu quả của cây sơn tra.


Đề án phát triển sơn tra (PTST) tại huyện Trạm Tấu đề ra mục tiêu đến năm 2020 trồng mới và phát triển 2.400 ha sơn tra, đưa diện tích sơn tra toàn huyện đạt trên 4.578 ha. Sau 3 năm triển khai thực hiện, Đề án đã đạt được những kết quả nhất định, góp phần nâng cao ý thức trong việc bảo vệ và phát triển rừng (BVPTR), cải thiện sinh kế cho người dân. 

Anh Thào A Chinh, ở thôn Suối Giao, xã Xà Hồ cho biết: "Mấy năm nay, sơn tra được giá nên bà con rất mừng. Hiện, tôi có 8.000 m2 sơn tra, mỗi năm thu về 15 triệu đồng từ bán quả. Nhờ trồng sơn tra, gia đình không những đủ ăn mà còn mua được xe máy, ti vi. Tôi dự kiến sẽ trồng thêm ở những diện tích đất còn trống”.
 
Thực hiện Đề án PTST, huyện Trạm Tấu đã đẩy mạnh tuyên truyền tới người dân. Qua đó, đã tạo sự chuyển biến tích cực về nhận thức về tầm quan trọng, hiệu quả kinh tế từ cây sơn tra cho nhân dân. 

Theo Ban Quản lý Rừng phòng hộ huyện Trạm Tấu, từ năm 2016 đến nay, huyện đã trồng mới 1.478 ha sơn tra, đưa diện tích sơn tra lên 3.436 ha, đạt 61,5% kế hoạch của Đề án.
 
Ông Đào Công Trình - Giám đốc Ban Quản lý rừng phòng hộ Trạm Tấu cho biết: thông qua Đề án, việc sử dụng quy hoạch cho lâm nghiệp hiệu quả hơn, góp phần giải quyết việc làm cho 2.047 hộ dân. Ngoài tiền khoán bảo vệ rừng từ Chương trình 30a, tiền dịch vụ môi trường rừng, người dân đã tăng thu từ công trồng chăm sóc rừng và đến nay bình quân mỗi hộ thu nhập đạt 4,7 triệu đồng/năm.
 
Không chỉ cải thiện sinh kế cho người dân, Đề án đã góp phần nâng cao ý thức người dân trong BVPTR, giảm bớt khai thác rừng bừa bãi, góp phần bảo vệ môi trường sinh thái, tăng khả năng phòng hộ của rừng đầu nguồn.

Theo Đề án PTST, huyện Trạm Tấu phấn đấu đến năm 2020, tổng diện tích sơn tra đạt 4.578 ha. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện Đề án còn gặp nhiều khó khăn. Các hộ dân chủ yếu là hộ nghèo chưa chủ động trồng rừng để PTST ngoài sự hỗ trợ của Nhà nước.
 
Trong các hạng mục của Đề án, có hạng mục đầu tư trồng rừng phòng hộ, sản xuất và đây là diện tích chủ yếu nhưng đến nay không được trung ương bố trí nguồn vốn nên thiếu vốn cho chăm sóc 475 ha rừng phòng hộ đã trồng; trong đó, có 200 ha năm 3 và 275 ha năm 4. Diện tích đất trống mà cây sơn tra có thể sinh trưởng và phát triển tốt, hiện nay bị người dân bao chiếm, xâm lấn làm nương rẫy, bãi chăn thả, xen kẽ.
 
Cùng đó, nhận thức một bộ phận người dân chưa thực sự quan tâm đến lợi ích của gia đình trong phát triển chung của cộng đồng để phát triển vùng sản xuất hàng hoá tập trung theo định hướng quy hoạch. Việc thu hái quả sơn tra non đã xảy ra làm ảnh hưởng tới năng suất, chất lượng, sản lượng gây thiệt hại đáng kể về kinh tế. Thị trường tiêu thụ còn nhỏ lẻ, chưa có quy mô để kiểm tra, kiểm soát tạo thành sản phẩm trong chuỗi hàng hóa của vùng.

Để thực hiện hiệu quả Đề án, trong thời gian tới, huyện Trạm Tấu tiếp tục tăng cường tuyên truyền, tập huấn để nâng cao nhận thức về tầm quan trọng, hiệu quả kinh tế của cây sơn tra. Từ đó, giúp người dân có ý thức PTST và chuyển đổi nhận thức từ trồng rừng theo dự án, theo kế hoạch, theo vận động của chính quyền sang tự giác trồng rừng bằng cây sơn tra.

Đồng thời tuyên truyền, khuyến khích các nguồn lực đầu tư cho cây sơn tra từ các hộ dân và liên doanh, liên kết, tổ hợp tác, nhóm sở thích; tăng cường quản lý giống, lựa chọn giống tốt và áp dụng tiến bộ kỹ thuật trong gieo tạo, sản xuất cây giống; lựa chọn đất trồng phù hợp và áp dụng các tiến bộ kỹ thuật và nông lâm kết hợp để nâng cao hiệu quả kinh tế của cây sơn tra.
 
Cùng đó, huyện đề nghị tỉnh bổ sung vốn từ ngân sách để thực hiện trồng 522 ha sơn tra trên đất chưa có rừng quy hoạch cho phát triển rừng phòng hộ; 200 ha trồng sơn tra trên đất chưa có rừng quy hoạch cho phát triển rừng sản xuất; 196 ha trồng thuần loài sơn tra trên đất nương rẫy kém hiệu quả; bố trí nguồn vốn chăm sóc 475 ha rừng trồng phòng hộ đã trồng theo Đề án PTST...

Văn Thông

Các tin khác
Cán bộ Chi cục Thuế huyện Yên Bình hướng dẫn người nộp thuế.

YBĐT - Theo Cục Thuế tỉnh Yên Bái, trong 6 tháng đầu năm 2018, ngành thuế tỉnh đã kiểm tra tại trụ sở cơ quan thuế 1.770 lượt hồ sơ, bằng 119% so với cùng kỳ; trong đó, hồ sơ được chấp nhận 1.764 lượt, chờ giải trình 6 lượt; số thuế giảm khấu trừ 5 tỷ đồng.

Chính phủ vừa phê duyệt "Hiệp định giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ Vương quốc Campuchia về tránh đánh thuế hai lần và ngăn ngừa việc trốn lậu thuế đối với các loại thuế đánh vào thu nhập".

Giá thịt lợn trong nước vẫn ở mức cao trong một vài tháng tới và có thể sẽ phải đối mặt với cạnh tranh gia tăng từ thịt nhập khẩu.

Mức giá lợn hơi kéo dài khiến người chăn nuôi tái đàn ồ ạt dẫn đến tình trạng cung vượt cầu như năm 2017 có thể tái diễn.

Lãnh đạo Cục Thuế tỉnh thăm và tặng quà Công ty cổ phần Đầu tư và Phát triển Yên Bái.

YBĐT - Nhằm kịp thời động viên, chia sẻ khó khăn với người nộp thuế, đồng thời, giúp các doanh nghiệp dần ổn định sản xuất kinh doanh, vừa qua, lãnh đạo Cục Thuế tỉnh đã đến các doanh nghiệp bị thiệt hại do mưa lũ để thăm hỏi, động viên và nắm bắt tình hình thực tế của doanh nghiệp.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục