Phòng trừ sâu róm hại quế

  • Cập nhật: Thứ năm, 23/8/2018 | 7:54:07 AM

YBĐT - Với người trồng quế xã Đào Thịnh, huyện Trấn Yên, năm 2018 là năm đầu tiên xuất hiện sâu róm hại quế trên địa bàn. Lứa sâu bệnh đầu tiên diễn ra cuối tháng 1, đầu tháng 2 và cao điểm nhất vào trung tuần tháng 3/2018 tập trung ở thôn 5, 6, 7 là 5 ha.

Anh Hoàng Văn Giáp - cán bộ Địa chính - Kinh tế xã Đào Thịnh đánh giá: "Lần đầu tiên bị sâu róm hại quế, tâm lý của các hộ còn chủ quan, một số hộ chưa ý thức hết mức độ nguy hiểm nên địa phương tập trung chỉ đạo các thôn phải làm tốt công tác tuyên truyền đến người dân, đảm bảo thực hiện nghiêm túc theo hướng dẫn kỹ thuật của cơ quan chuyên môn”.
 
Nguyên nhân xuất hiện sâu róm hại quế được xác định do sự biến đổi khí hậu, mất cân bằng sinh thái, người dân trồng quế mật độ quá dày so với quy định.
 
Ông Phan Văn Quân - Trạm phó Trạm Bảo vệ thực vật huyện Trấn Yên cho biết: "Khi Đào Thịnh phát hiện có sâu róm hại quế, Trạm đã phối hợp với địa phương nhanh chóng tổ chức các lớp tập huấn hướng dẫn người trồng quế những biện pháp phòng trừ. Ngoài tập huấn tập trung cho tất cả hộ dân trồng quế, hộ dân có quế bị sâu róm hại, nhất là các hộ trồng quế có diện tích liền kề, đơn vị còn cử cán bộ kỹ thuật trực tiếp đến từng hộ, đến thực địa hướng dẫn cụ thể theo cách cầm tay chỉ việc”.

Thôn 6 có hơn 100 ha quế, trong đó khoảng 3 ha bị sâu róm phá hại giáp ranh khu vực thôn 7. Ông Phạm Quang Báu - Trưởng thôn 6 cho biết: "Cả thôn đã thực hiện ngay các biện pháp kỹ thuật được cán bộ chuyên môn hướng dẫn để diệt trừ sâu róm. Trước hết là phát quang bờ bụi, tỉa cành, dọn vệ sinh, tỉa cây đúng mật độ, rung cây cho sâu rơi rồi giết, biện pháp cuối cùng mới là sử dụng phun thuốc sinh học”.
 
Hộ chị Vũ Thị Hoa ở thôn 6 cũng có diện tích quế bị sâu róm hại. Chị đã dùng sào nứa đập, rung cây cho sâu rơi rồi nhặt đem đốt, cây nào nặng thì mới phun thuốc sinh học. Hiện tại, quế nhà chị không còn sâu vì đang trong giai đoạn nhộng. Đây cũng là tình hình chung của toàn xã trong thời điểm hiện nay. Sâu róm giảm do vụ tháng 3 âm lịch, các hộ đã tỉa bán đi nhiều và sang tháng 8 âm lịch tới đây sẽ bước vào vụ thu hoạch tiếp theo.
 
Ông Phan Văn Quân dự báo: "Chu kỳ nhộng thành sâu kéo dài 55 - 60 ngày, nếu gặp thời tiết thuận lợi thì nhộng sẽ nở lứa sâu mới vào cuối tháng 8, đầu tháng 9. Hiện nay, Trạm và địa phương, các thôn vẫn tập trung theo dõi sát sao, khuyến cáo người trồng quế phải thường xuyên thăm đồi rừng, quan tâm xử lý kịp thời, không để lây lan diện rộng, hạn chế thấp nhất thiệt hại do sâu róm gây ra”.

 Nguyễn Thơm

Các tin khác
Trong khi giá xăng được giữ nguyên, giá dầu diesel và dầu hỏa... sẽ được điều chỉnh.

Các loại xăng E5 RON92 và RON95 giữ ổn định giá. Trong khi đó, dầu diesel 0.05S tăng 148 đồng/lít, còn dầu hỏa giảm 116 đồng/lít và dầu mazut giảm 270 đồng/kg.

Công nhân điện lực thay mới đường dây cấp điện.

Ngày 22/8, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) cho biết, Tập đoàn đã chỉ đạo các đơn vị điện lực không cắt điện, làm gián đoạn cung cấp điện cho khách hàng trong khoảng thời gian từ 0 giờ ngày 1/9 đến 24 giờ ngày 2/9 tới, trừ trường hợp xử lý sự cố, để đảm bảo điện phục vụ các hoạt động chính trị-xã hội-văn hóa vui chơi giải trí trên cả nước nhân dịp kỷ niệm Quốc khánh.

Sau lũ, nhiều diện tích đất trồng lúa của xã Sơn Lương bị đất đá vùi lấp, gây khó khăn trong khôi phục sản xuất.

YBĐT - Sau cơn bão số 3, những cánh đồng trước đây vốn là "bờ xôi, ruộng mật" của người dân giờ đã biến thành những cánh "đồng đá” tiêu điều, xơ xác. 

Dự án cầu Tuần Quán đang chậm tiến độ giải ngân nguồn vốn.

YBĐT - Là một trong số các công trình trọng điểm của tỉnh, dự án cầu Tuần Quán có tổng mức đầu tư 722,634 tỷ đồng và chủ đầu tư là Sở Giao thông Vận tải. Kế hoạch vốn đã bố trí đến hết năm 2020 là 650,371 tỷ đồng; kế hoạch vốn năm 2018 đã bố trí là 80 tỷ đồng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục