Giúp người dân gắn bó với cây chè

  • Cập nhật: Thứ tư, 3/10/2018 | 10:51:47 AM

YBĐT -  Nhiều năm nay, Hợp tác xã (HTX) Dịch vụ tổng hợp Kiến Thuận đã trở thành "bà đỡ” cho người trồng chè trong xã và các xã lân cận.

HTX Dịch vụ tổng hợp Kiến Thuận đầu tư hàng tỷ đồng lắp đặt thiết bị hiện đại phục vụ cho sản xuất, kinh doanh chè.
HTX Dịch vụ tổng hợp Kiến Thuận đầu tư hàng tỷ đồng lắp đặt thiết bị hiện đại phục vụ cho sản xuất, kinh doanh chè.

Hợp tác xã (HTX) Dịch vụ tổng hợp Kiến Thuận (viết tắt là HTX Kiến Thuận), xã Bình Thuận, huyện Văn Chấn là điển hình cho sự nhạy bén trong kinh doanh, đổi mới phương thức sản xuất và hình thành chuỗi liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm bền vững.  Nhiều năm nay, HTX đã trở thành "bà đỡ” cho người trồng chè trong xã và các xã lân cận.

Thực hiện chuyển đổi theo Luật HTX năm 2012, HTX Kiến Thuận đã ký kết hợp đồng liên doanh, liên kết sản xuất chè theo tiêu chuẩn VietGAP với các công ty trong, ngoài tỉnh để nâng cao chất lượng sản phẩm.
 
Với những cải tiến không ngừng, đến nay, sản phẩm của HTX đã đạt tiêu chuẩn, chất lượng của Công ty Unilever Việt Nam để xuất khẩu trực tiếp sang các nước châu Âu. Hiện tại, HTX đang ký hợp đồng cung cấp dịch vụ, bao tiêu sản phẩm với thành viên HTX và hàng trăm hộ trồng chè.
 
Sau khi ký hợp đồng, các hộ thành viên và người dân được HTX hoạch định chiến lược phát triển, hỗ trợ kỹ thuật chăm sóc, thu hoạch, bao tiêu sản phẩm với giá cao hơn giá thị trường từ 300 - 500 đồng/kg. Hiện tại, HTX thu mua với giá 4.000 - 5.000 đồng/kg chè búp tươi.
 
Để tạo mối liên kết bền vững giữa HTX với các hộ trồng chè, dựa trên doanh thu hàng năm, HTX còn hỗ trợ người dân từ 150.000 - 300.000 đồng/hộ/tháng. Bằng những việc làm cụ thể, HTX Kiến Thuận không chỉ xây dựng được vùng nguyên liệu chè ổn định, bảo đảm theo tiêu chuẩn VietGAP với diện tích trên 200 ha mà còn góp phần không nhỏ trong việc thay đổi tư duy sản xuất, gắn bó với cây chè cho người dân.

Bên cạnh yêu cầu nghiêm ngặt trong việc ghi nhật ký chăm sóc chè, HTX thành lập những tổ cơ động để kiểm tra và kiểm soát hoạt động của các hộ thành viên. Nhờ đó, chất lượng chè luôn được bảo đảm theo đúng quy chuẩn quốc tế.
 
Để bắt kịp quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, nâng cao chất lượng, sản lượng HTX đã mạnh dạn đầu tư trang thiết bị hiện đại, với tổng giá trị hàng tỷ đồng để xây dựng 2 nhà máy chế biến chè đen xuất khẩu, 1 máy tách cẫng chè kỹ thuật số, máy tách màu ISORT 4GT công nghệ Hàn Quốc, nâng công suất hoạt động của HTX từ 500 kg lên 700 kg thành phẩm/giờ.
 
Với uy tín và chất lượng đạt tiêu chuẩn của Công ty Unilever Việt Nam, HTX Kiến Thuận là một trong những đơn vị thành công trong việc xuất khẩu sản phẩm chè đen sang Đức, Nga. Với những hiệu quả mang lại từ liên kết chuỗi, trung bình mỗi năm HTX đạt doanh thu từ 30 - 40 tỷ đồng, đóng góp ngân sách Nhà nước khoảng 1 tỷ đồng.
 
Ông Đỗ Văn Lừng - Giám đốc HTX Kiến Thuận cho biết: "Trong thời kỳ kinh tế quốc tế hội nhập, mình cần phải có liên doanh, liên kết mới phát triển được. Từ khi thực hiện sản xuất theo chuỗi giá trị với sản phẩm theo tiêu chuẩn VietGAP, HTX được thành viên và người trồng chè rất ủng hộ. HTX hỗ trợ giống, kỹ thuật, giám sát quy trình kỹ thuật và tổ chức tiêu thụ sản phẩm nên các thành viên yên tâm canh tác chăm sóc cây chè; sản lượng, chất lượng tăng cao. Đặc biệt, hàng năm có chuyên gia Công ty Unilever Việt Nam đến kiểm tra, lấy mẫu thử, nên sản phẩm của HTX xuất khẩu luôn được bạn hàng đánh giá cao”. 

Từ những thành công trong liên kết chuỗi không những HTX Kiến Thuận tạo được sức lan tỏa mạnh mẽ tới các HTX hoạt động trong lĩnh vực nông, lâm nghiệp của tỉnh mà còn giúp người dân gắn bó với cây chè, góp phần nâng cao thu nhập của các hộ thành viên và người trồng chè.

Hồng Duyên

Các tin khác

Sau hơn 2 năm triển khai thi công với tổng mức đầu tư hơn 1.460 tỷ đồng, cầu Việt Trì - Ba Vì bắc qua sông Hồng dự kiến sẽ được thông xe vào ngày 7/10/2018.

Ảnh minh họa

Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt Đề án Quản lý rừng bền vững và Chứng chỉ rừng.

Người dân Yên Bình chăn nuôi bò trên hồ Thác Bà.  Ảnh Văn Tuấn

YBĐT - Chăn nuôi gia súc, gia cầm và thủy sản đã thực sự là một ngành mũi nhọn thúc đẩy sản xuất nông nghiệp hàng hóa gắn với xây dựng nông thôn mới ở Yên Bình.

Công trình nhà ở bán trú cho học sinh Trường Phổ thông Dân tộc bán trú Tiểu học và THCS Làng Nhì đã hoàn thành và đưa vào sử dụng đầu năm học 2018 - 2019.

YBĐT - Bước vào năm 2018, thời tiết diễn biến phức tạp, trên địa bàn huyện Trạm Tấu mưa nhiều, kéo dài ảnh hưởng lớn đến tiến độ xây dựng các công trình. Tuy nhiên, với mục tiêu phục vụ đời sống dân sinh, huyện đã chỉ đạo các đơn vị liên quan khắc phục mọi khó khăn, tập trung nguồn lực đẩy nhanh tiến độ các công trình xây dựng cơ bản.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục