Việt Nam sắp trình phê duyệt Hiệp định CPTPP

  • Cập nhật: Thứ ba, 16/10/2018 | 10:49:37 AM

YênBái - Uỷ ban Thường vụ Quốc hội sẽ cho ý kiến việc phê chuẩn CPTPP, trước khi chính thức trình Quốc hội thông qua.

Đại diện 11 nước thành viên ký kết CPTPP tại Chile vào tháng 3/2018.
Đại diện 11 nước thành viên ký kết CPTPP tại Chile vào tháng 3/2018.

Phát biểu khai mạc phiên họp thứ 28 Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân cho biết, trong ngày làm việc cuối cùng (17/10) cơ quan thường trực sẽ cho ý kiến việc trình Quốc hội phê chuẩn Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP).

Theo nội dung phiên họp, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội sẽ nghe Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh trình bày báo cáo và Chủ nhiệm Uỷ ban Đối ngoại của Quốc hội Nguyễn Văn Giàu trình bày báo cáo thẩm tra trước khi Uỷ ban Thường vụ thảo luận.

Theo quy trình, sau khi Uỷ ban Thường vụ cho ý kiến, Chính phủ sẽ hoàn thiện hồ sơ và trình Quốc hội phê chuẩn hiệp định này tại kỳ họp thứ 6 khai mạc ngày 22/10. 

Trước đó, trả lời báo chí trước thềm chuyến thăm Nhật, tham dự Hội nghị cấp cao hợp tác Mekong - Nhật Bản, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho biết, nhiều khả năng CPTPP sẽ hoàn tất trong năm nay.

"Việt Nam phấn đấu thuộc nhóm 6 thành viên đầu tiên hoàn tất phê chuẩn để Hiệp định sớm đi vào triển khai”, Thủ tướng nhấn mạnh.

CPTPP là một khu vực thương mại tự do thế hệ mới, tiêu chuẩn cao, cân bằng lợi ích, do đó có thể tạo thêm động lực để Việt Nam tiếp tục đẩy mạnh cải cách, hoàn thiện hệ thống pháp luật, cải thiện môi trường đầu tư - kinh doanh và nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế, góp phần thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội.

Về khả năng mở rộng CPTPP, Thủ tướng cho biết, Việt Nam hoan nghênh sự quan tâm của các nước đối tác (như Anh, Thái Lan, Indonesia, Hàn Quốc), tuy nhiên theo quy định, việc mở rộng sẽ được xem xét trên cơ sở đồng thuận chung và sau khi CPTPP đi vào triển khai. Vì vậy, trước mắt Việt Nam cùng các nước thành viên tập trung hoàn tất phê chuẩn để sớm triển khai Hiệp định và xem xét các đề nghị này sau đó.

CPTPP được ký kết tại Santiago (Chile) vào tháng 3/2018. Hiệp định này gồm 11 nước thành viên: Australia, Brunei, Canada, Chile, Nhật Bản, Malaysia, Mexico, New Zealand, Peru, Singapore và Việt Nam.

CPTPP được coi là một hiệp định thương mại tự do (FTA) tiêu chuẩn cao, đề cập tới các lĩnh vực truyền thống như cắt giảm thuế quan đối với hàng hóa, mở cửa thị trường dịch vụ, sở hữu trí tuệ, hàng rào kỹ thuật liên quan đến thương mại. Hiệp định này cũng xử lý những vấn đề mới, phi truyền thống như lao động, môi trường, mua sắm của Chính phủ, doanh nghiệp Nhà nước...

(Theo VnExpress)

Các tin khác
Đào Thịnh đã có 500 ha quế được công nhận vùng nguyên liệu quế sạch đạt tiêu chuẩn quốc tế.  (Ảnh: Nông dân xã Đào Thịnh khai thác quế).

YBĐT - Xác định rõ  "Phát triển kinh tế là trọng tâm, xây dựng Đảng là then chốt", trong nửa nhiệm kỳ qua, Đảng bộ xã Đào Thịnh đã triển khai nhiệm vụ một cách hiệu quả, đồng bộ đến cán bộ, đảng viên và nhân dân các dân tộc trong xã.

Sự ra đời của USMCA sẽ đem lại lợi ích cho doanh nghiệp và người dân Bắc Mỹ.

USMCA có thể gây ra nhiều rào cản thương mại mới. Hiệp định này sẽ tác động đến nền kinh tế cũng như an ninh toàn cầu, trong đó có Việt Nam.

Các cơ sở chế biến gỗ rừng trồng đóng góp tích cực vào số thu ngân sách của huyện Văn Yên.

YBĐT - Năm 2018, huyện Văn Yên được UBND tỉnh giao dự toán thu ngân sách 104 tỷ đồng. HĐND, UBND huyện giao chỉ tiêu phấn đấu l.169,6 tỷ đồng để bảo đảm các chương trình đầu tư phát triển tại địa phương.

Người Mông xã Chế Cu Nha thu hoạch rau cải.

YBĐT - Từ năm 2010 – 2013, huyện Mù Cang Chải phát động, triển khai phong trào vận động nhân dân trồng các loại rau xanh, đặc biệt là giống cải địa phương.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục