Đề xuất loại 16 mã phế liệu khỏi danh mục được nhập khẩu

  • Cập nhật: Thứ năm, 20/12/2018 | 3:14:45 PM

Bộ Tài nguyên - Môi trường đề xuất điều chỉnh danh mục phế liệu được phép nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất theo hướng giảm từ 36 mã phế liệu xuống còn 20 mã phế liệu được phép nhập khẩu.

Hơn 10.000 tấn phế liệu được nhóm các bị can nhập trái phép về Việt Nam
Hơn 10.000 tấn phế liệu được nhóm các bị can nhập trái phép về Việt Nam

Dự thảo danh mục phế liệu được phép nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất được Bộ Tài nguyên - Môi trường kết thúc phần lấy ý kiến, và đã có sự thay đổi lớn về số lượng các mã phế liệu được phép nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất.

Với danh mục phế liệu được phép nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất được Thủ tướng phê duyệt năm 2014, có tất cả 36 mã phế liệu được nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất.

Tuy nhiên, dự thảo danh mục điều chỉnh được đưa ra lấy ý kiến chỉ còn 20 mã phế liệu được nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất, giảm 16 mã, đồng thời phân chia các mã phế liệu được nhập khẩu thành 6 nhóm cụ thể.

Đáng chú ý, theo dự thảo danh mục, nhóm phế liệu nhựa được phép nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất đã giảm từ 8 mã xuống còn 3 mã, giảm 5 mã.

Theo đó, dự thảo danh mục chỉ giữ lại 3 mã phế liệu được phép nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất gồm:

Thứ nhất, phế liệu và mẩu vụn của plastic (nhựa) từ polyme etylen (PE): dạng xốp, không cứng (không bao gồm túi nylon kích thước nhỏ hơn 50 x 50 cm): PE mật độ thấp (LDPE, LLDPE).

Thứ hai, phế liệu và mẩu vụn của plastic (nhựa) từ polyme etylen (PE).

Loại khác bao gồm các loại nhựa cứng: PE mật độ cao (HDPE). Thứ ba, phế liệu và mẩu vụn từ plastic (nhựa): Loại khác, chỉ bao gồm nhựa PET (Poly-ethylene terephthalate).

Còn các mã phế liệu như "các nguyên tố hoá học đã được kích tạp dùng trong điện tử, ở dạng đĩa, tấm mỏng, hoặc các dạng tương tự".... mà 4 mã phế liệu nhựa khác được đề xuất loại bỏ khỏi danh mục.

Tương tự, với nhóm phế liệu kim loại màu, dự thảo danh mục điều chỉnh cũng chỉ giữ lại 6 mã phế liệu được phép nhập khẩu, loại bỏ các mã phế liệu không được phép nhập khẩu gồm: Vonfram phế liệu và mảnh vụn, Molypden phế liệu và mảnh vụn, Magie phế liệu và mảnh vụn, Titan phế liệu và mảnh vụn, Zircon phế liệu và mảnh vụn, Antimon phế liệu và mảnh vụn, Crom phế liệu và mảnh vụn.

Đối với nhóm phế liệu giấy, danh mục cũ có 5 mã được phép nhập khẩu, còn dự thảo danh mục điều chỉnh chỉ giữ lại 3 mã được phép nhập, loại bỏ 2 mã.

Bộ Tài nguyên - môi trường cũng cho biết các mã và tên phế liệu trong dự thảo danh mục đã được điều chỉnh theo đúng thông tư của Bộ Tài chính về danh mục hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam.

Về tiến độ, sau khi kết thúc lấy ý kiến, Bộ này sẽ hoàn thiện dự thảo, trình Thủ tướng ký ban hành danh mục phế liệu được phép nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất.

(Theo TTO)

Các tin khác
Ảnh minh họa

Tăng cường công tác quản lý kiểm dịch, kiểm soát vận chuyển động vật, sản phẩm động vật ra vào địa bàn tỉnh, phối hợp chặt chẽ với các cơ quan có liên quan tổ chức kiểm soát và xử lý nghiêm các trường hợp vận chuyển, buôn bán bất hợp pháp động vật, sản phẩm động vật vào Việt Nam.

Ảnh minh họa.

Xuất khẩu cá tra của Việt Nam sang thị trường Mỹ tiên tục tăng cao chiếm vị trí số 1, dự báo kim ngạch xuất khẩu cá tra trong năm 2018 sẽ đạt 2,3 tỷ USD.

Nông dân huyện Mù Cang Chải tích cực làm đất gieo trồng cải dầu.

YBĐT - Năm 2018, Mù Cang Chải trồng được trên 4.200 ha ngô xuân hè. Trong vụ thu đông, những diện tích lúa ruộng bị lũ cuốn hỏng được nhân dân chuyển sang trồng ngô, nâng diện tích ngô lên 1.050 ha, tăng 250 ha so với kế hoạch.

YBĐT- Sáng 20/12, đồng chí Đỗ Đức Duy - Phó bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh đã chủ trì buổi làm việc với các sở, ban, ngành về tình hình thực hiện kế hoạch thu ngân sách và kết quả giải ngân vốn đầu tư công năm 2018. Cùng dự có đồng chí Tạ Văn Long- Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục