Ban Quản lý Rừng phòng hộ Trạm Tấu chủ động phòng cháy, chữa cháy rừng

  • Cập nhật: Thứ tư, 20/2/2019 | 8:12:41 AM

YênBái - Ban Quản lý Rừng phòng hộ Trạm Tấu (Ban QLRPH) được giao quản lý 49.304 ha, trong đó có 33.663 ha đất có rừng và hơn 10.000 ha đất chưa sử dụng để thực hiện phát triển rừng phòng hộ. 

Toàn bộ lâm phần của đơn vị quản lý được phân bố trên địa bàn các xã tập trung số đông đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống, ý thức bảo vệ rừng của người dân còn hạn chế, tập quán sống dựa vào rừng nên tác động tiêu cực của người dân đối với rừng còn lớn. Vào mùa khô, gió lào thổi mạnh cũng là mùa bà con đốt nương nên nguy cơ cháy rừng rất cao.

Trước thực trạng trên, Ban QLRPH đã thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp nhằm quản lý, bảo vệ, duy trì và phát triển rừng. Trong đó, công tác quản lý bảo vệ rừng, phòng cháy chữa cháy rừng (PCCCR) được xác định là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu. Hiện, toàn bộ diện tích rừng của đơn vị đã được giao cho người dân quản lý, trong đó rừng tự nhiên phòng hộ giao cho 5.475 hộ dân, rừng trồng phòng hộ giao cho 4.235 hộ dân.

Năm 2018, Ban đã giao khoán cho người dân chăm sóc rừng trồng phòng hộ năm 3 với diện tích 200 ha; rừng trồng phòng hộ năm 4 là 275 ha tại các xã: Bản Công 50 ha, Túc Đán 100 ha, Phình Hồ 25 ha, Làng Nhì 50 ha, Tà Xi Láng 50 ha với 6 hợp đồng và 436 hộ nhận khoán. Bên cạnh trồng chăm sóc vốn rừng công tác bảo vệ rừng và PCCCR được đơn vị tích cực triển khai. 

Bước vào mùa khô hanh năm nay, Ban QLRPH Trạm Tấu đã cử cán bộ phối hợp với cán bộ kiểm lâm địa bàn, công an tham mưu cho cấp ủy, chính quyền các xã kiện toàn lại 12 ban chỉ huy bảo vệ rừng – PCCCR cấp xã với 301 thành viên; củng cố 12 tổ đội cơ động của xã với 394 thành viên; thành lập 64 tổ đội bảo vệ rừng và PCCCR của các thôn bản với 675 thành viên. Cán bộ của Ban tới các thôn, bản phối hợp với trưởng thôn tổ chức ký cam kết bảo vệ rừng, PCCCR tới từng hộ gia đình. 

Vào những ngày nắng nóng, ngay từ sáng sớm đã dùng loa thông báo cho nhân dân đi nương không dùng lửa đốt nương; tổ chức họp thôn tuyên truyền ký bảo vệ rừng - PCCCR tới 65 cụm thôn bản khu của 11 xã, thị trấn với 5.302 lượt hộ gia đình tham gia. 

Ban QLRPH cũng xây dựng lịch trực PCCCR, cử cán bộ túc trực ở trụ sở các xã và địa bàn các thôn, bản, các khu vực có nguy cơ xảy ra cháy rừng cao; khảo sát hiện trạng rừng để đóng cọc mốc, biển báo, biển cấm bảo vệ rừng, xây dựng hồ sơ phát tu sửa đường băng cản lửa; hướng dẫn chỉ đạo các hộ nhận khoán tu sửa 5 km đường ranh cản lửa tại các xã: Bản Mù, Xà Hồ, Bản Công, Túc Đán, Phình Hồ.

Đơn vị cắt cử cán bộ phối hợp với thôn bản thống kê các mảnh nương có nguy cơ xảy ra cháy lan vào rừng từ đó có biện pháp xử lý không để xảy ra cháy lan vào rừng; thống kê bãi chăn thả đề nghị chủ bãi và các hộ chăn nuôi ký cam kết không được đốt bãi chăn thả. 

Ông Đào Công Trình - Giám đốc Ban QLRPH Trạm Tấu cho biết: "Để thực hiện tốt phương châm "4 tại chỗ”, Ban đã cấp phát trang thiết bị cho cán bộ các trạm tiểu khu chuẩn bị gạo, nồi cơm, lương khô, nước lọc phục vụ công tác chữa cháy. Trong những ngày nắng nóng, chúng tôi cắt cử cán bộ trực 24/24 giờ, trưng tập toàn bộ xe máy của cán bộ trong đơn vị sẵn sàng đi chữa cháy khi có cháy rừng xảy ra trên địa bàn”.

Văn Thông

Tags Ban Quản lý Rừng phòng hộ Trạm Tấu PCCCR

Các tin khác
Ảnh minh họa

Bộ Tài chính trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, cho sửa đổi giảm thuế suất thông thường của 25 nhóm mặt hàng khoáng sản, quặng và nhiên liệu khoáng từ 5% xuống 0%.

Sơn tra trồng tại xã Nậm Khắt, huyện Mù Cang Chải.

Đề án phát triển cây sơn tra tại huyện Trạm Tấu và Mù Cang Chải, giai đoạn 2016 - 2020 (Đề án) đề ra mục tiêu trồng mới 6.200 ha sơn tra và đến năm 2020 đưa diện tích sơn tra toàn tỉnh đạt trên 10.000 ha. 

Sản phẩm măng của Công ty cổ phần Yên Thành được xuất khẩu ra thị trường Nhật Bản, Đài Loan.

Kinh tế tập thể, kinh tế tư nhân những năm gần đây đã có bước phát triển mạnh mẽ, đang trở thành trụ cột quan trọng của nền kinh tế. Hết tháng 12/2018, toàn tỉnh có 1.938 doanh nghiệp; hoạt động chủ yếu trong các ngành nghề nông lâm nghiệp, xây dựng, thương mại, dịch vụ... 

Dịch tả lợn Châu Phi đang là mối lo ngại của ngành chăn nuôi Việt Nam.

Dịch tả lợn châu Phi (DTLCP) đang diễn biến phức tạp trên thế giới, đặc biệt tại Trung Quốc, nguy cơ cao lây nhiễm vào Việt Nam. Vì vậy, ngành nông nghiệp đang tích cực triển khai các giải pháp cấp bách để kịp thời ngăn chặn dịch bệnh trên.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục