Yên Bái sẽ phát triển vận tải hành khách bằng xe buýt, xe taxi

  • Cập nhật: Chủ nhật, 28/4/2019 | 11:01:53 AM

Đề án phát triển vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt, vận tải hành khách bằng xe taxi trên địa bàn tỉnh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 đã được UBND tỉnh phê duyệt.

Phát triển mạng lưới xe công cộng đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân.
Phát triển mạng lưới xe công cộng đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân.

Đề án triển khai góp phần hạn chế phương tiện cá nhân, bảo đảm trật tự an toàn giao thông, giảm ô nhiễm môi trường, ổn định xã hội, giúp người dân dễ dàng tiếp cận với mạng lưới vận tải hành khách công cộng nhằm phát huy lợi thế hơn so với phương tiện cá nhân, đáp ứng nhu cầu đi lại của nhân dân. Bước đầu kiểm soát, vận hành hệ thống vận tải bằng xe buýt, vận tải hành khách bằng taxi tiến tới xây dựng hệ thống vận tải hành khách công cộng phát triển bền vững. 

Mục tiêu bảo đảm tính hệ thống, tương thích, đồng bộ trên 4 lĩnh vực; mạng lưới giao thông; kết cấu hạ tầng kỹ thuật giao thông vận tải; hệ thống vận tải và hệ thống pháp luật. Đến năm 2020, đáp ứng 15% nhu cầu đi lại của người dân trong khu vực đô thị đến trung tâm huyện, khu công nghiệp, trường học, bệnh viện, các điểm đầu mối giao thông, bến xe và ngược lại. 

Năm 2030, đáp ứng 20% nhu cầu đi lại của người dân đô thị. Từng bước tổ chức xe buýt thay thế tuyến vận tải khách cố định trên một số tuyến có cự ly ngắn, phục vụ tốt hơn nhu cầu đi lại của người dân ở những cự ly vận chuyển hợp lý. Mạng lưới tuyến kết nối cao với các phương tiện vận chuyển khác, để người dân dễ dàng tiếp cận. 

Năm 2019 và năm 2020 thí điểm mở các tuyến có lưu lượng hành khách lưu thông cao có khả năng khai thác tốt và hiệu quả đến trung tâm huyện Yên Bình, Trấn Yên và khu công nghiệp, bệnh viện, bến xe, trường học... 

Đến năm 2030, nâng cao năng lực các tuyến hiện có về chất lượng phục vụ, nhà chờ, điểm dừng xe và phương tiện. Tiếp tục mở thêm các tuyến trong nội đô và đến trung tâm các huyện. 

Tuyến thành phố Yên Bái - thị trấn Cổ Phúc với cự ly 17,5 km, điểm đầu là Bến xe khách Yên Bái, điểm cuối là Nhà máy May thị trấn Cổ Phúc. 

Lộ trình Bến xe khách Yên Bái - đường Nguyễn Thái Học - ngã 5 Km2 đường Điện Biên - Quảng trường Km5 - đường Yên Ninh - ngã tư Nam Cường - Lê Hồng Phong - ngã ba Âu Lâu - đường tỉnh 163 Nhà máy May thị trấn Cổ Phúc và ngược lại. 

Tần suất hoạt động 55 phút/chuyến, thời gian hoạt động trong ngày từ 5 giờ 30 phút đến 18 giờ 30 phút hàng ngày với 25 lượt xe/ngày với 5 xe tham gia. 

Tuyến thị trấn Yên Bình - Bệnh viện 500 giường có cự ly 20 km, điểm đầu Bến xe khách Hương Lý, điểm cuối Bệnh viện 500 giường. Lộ trình Bến xe khách Hương Lý - ngã tư Km13 Yên Bình - quốc lộ 37 - ngã ba Km12 Yên Bình - UBND huyện Yên Bình - quốc lộ 70 - ngã ba Km9 - ngã tư Km5 - đường Yên Ninh - ngã tư Nam Cường - đường Thành Công - Vincom Plaza - ngã ba Công viên Yên Hòa - đường Nguyễn Thái Học - ngã 5 Km2 - cầu Bách Lẫm - Bệnh viện 500 giường và ngược lại. 

Tần suất hoạt động tuyến này là 65 phút/chuyến, hoạt động từ 5 giờ 30 phút đến 18 giờ 30 phút hàng ngày, 23 lượt xe/ngày với 21 cặp điểm dừng và 2 nhà chờ. 

Tuyến thị trấn Yên Bình - Bến xe khách Nước Mát, cự ly 19 km, điểm đầu Bến xe khách Hương Lý, điểm cuối Bến xe khách Nước Mát. Lộ trình Bến xe khách Hương Lý - ngã tư Km 13 - quốc lộ 70 - ngã ba Km12 - đường Nguyễn Tất Thành - ngã tư Km5 - Quảng trường Km5 - đường Điện Biên - ngã tư Km 2 – đường Nguyễn Thái Học - quốc lộ 37 - cầu Yên Bái - quốc lộ 37 - Khu công nghiệp Âu Lâu - Bến xe khách Nước Mát. 

Tần suất 60 phút/chuyến, thời gian hoạt động từ 5 giờ 30 phút đến 18 giờ 30 phút hàng ngày với 20 cặp điểm dừng và 2 nhà chờ. 

Trên cả ba tuyến sử dụng 15 xe buýt có sức chứa từ 20 đến 60 chỗ ngồi. Tổng vốn đầu tư 24.127 triệu đồng, trong đó vốn ngân sách Nhà nước 667 triệu đồng (đầu tư tuyên truyền, đào tạo, cắm biển dừng, đỗ và nhà chờ), còn lại là vốn doanh nghiệp và xã hội hóa. Quỹ đất để phát triển là 1.745 m2. Giai đoạn 2030 mở mới thêm một số tuyến nội thành và đến một số huyện, xã đông dân cư. 

Chuyển tuyến vận tải hành khách cố định thành tuyến xe buýt như: thành phố Yên Bái - thị trấn Mậu A; trung tâm huyện Văn Chấn - thị xã Nghĩa Lộ; thành phố Yên Bái - thị trấn Thác Bà. Mở mới và kéo dài một số tuyến, kết nối với các tỉnh lân cận như: thành phố Yên Bái - đền mẫu Âu Cơ (Phú Thọ); thành phố Yên Bái - trung tâm xã Vân Hội. Đối với phát triển vận tải hành khách bằng taxi, số lượng xe đến năm 2020 là 500 xe, năm 2030 đạt 1.500 - 2.000 xe. 

Để triển khai thực hiện, Yên Bái có cơ chế, chính sách đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng khuyến khích đầu tư phương tiện, thực hiện các giải pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả quản lý vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt, vận tải hành khách bằng taxi. Đào tạo nguồn nhân lực, tuyên truyền vận động người dân tham gia giao thông bằng xe buýt và taxi. Xã hội hóa xây dựng bãi đỗ xe, điểm đỗ xe và các dịch vụ hỗ trợ cũng như đầu tư vào vận tải công cộng.

Ngọc Trúc

Các tin khác
Ước giải ngân thanh toán vốn đầu tư công trong 4 tháng qua là 68.548 tỷ đồng, đạt 16,45% so với kế hoạch Quốc hội giao.

Bên cạnh các bộ, ngành có số giải ngân đạt trên 30% kế hoạch vốn được giao, cá biệt có 11 bộ, ngành gần như chưa giải ngân được kế hoạch vốn đã ảnh hưởng đến tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công của cả nước.

Nhà thầu đã bắt đầu triển khai công tác thi công sửa chữa cầu Ngòi Thủ trên tuyến cao tốc Nội Bài - Lào Cai.

Thủy điện Thác Bà trên hồ Thác Bà.

Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng vừa ký Quyết định số 470/QĐ-TTg ban hành danh mục đập, hồ chứa thủy điện thuộc loại đập, hồ chứa nước quan trọng đặc biệt. Hồ Thác Bà của tỉnh Yên Bái nằm trong danh mục này.

Thu hoạch cá tra.

Bộ Thương mại Mỹ đã công bố kết quả cuối cùng của đợt xem xét hành chính lần thứ 14 với cá tra Việt Nam, theo đó, mức thuế cuối cùng tăng cao so với kết quả sơ bộ đã được công bố hồi tháng 9/2018.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục