Có mặt tại Diễn đàn từ sớm, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã dành nhiều thời gian tham quan các gian hàng được trưng bày khu vực triển lãm. Bộ trưởng Bộ Thông tin & Truyền thông (TT&TT) Nguyễn Mạnh Hùng đã giới thiệu với Thủ tướng về những công nghệ, ứng dụng cho chính các doanh nghiệp Việt phát triển.
Khu trưng bày được thiết kế và chia theo 5 khu vực, gồm Công nghiệp 4.0; Kinh tế, tài chính, hương mại điện tử; Giao thông, xây dựng và tài nguyên, môi trường; Y tế, du lịch; Nông nghiệp và Chuyển đổi số.
Đúng 8h30, Diễn đàn chính thức khai mạc. Phát biểu khai mạc, Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng chia sẻ: "Sự có mặt của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc thể hiện tầm quan trọng của Diễn đàn, thể hiện sự quan tâm của Chính phủ Việt Nam với việc phát triển các DN công nghệ Việt Nam”
"Tăng năng suất lao động, phát triển nhanh và bền vững, phát triển bao trùm, thoát bẫy thu nhập trung bình, đưa Việt Nam thành một nước phát triển, sánh vai với cường quốc năm châu, khát vọng về một Việt Nam hùng cường. Đâu là câu trả lời chung cho những trăn trở ngàn năm đó? Đó là công nghệ”, Bộ trưởng nhấn mạnh.
Theo người đứng đầu Bộ TT&TT, cuộc cách mạng công nghệ số đã tạo ra những cơ hội mới và thời cơ có một không hai cho Việt Nam. Công nghệ có thể giải được những bài toán đặt ra một cách hiệu quả.
Theo Bộ trưởng, Việt Nam là cái nôi để các doanh nghiệp công nghệ Việt Nam đi ra toàn cầu, giải các bài toán toàn cầu. Sử dụng công nghệ nhân loại, phát triển công nghệ mới, từ đó làm ra giải pháp và sản phẩm để thay đổi Việt Nam, thay đổi thế giới. Việt Nam sẽ thành một nước phát triển hùng cường.
"Đây là lần đầu tiên chúng ta tổ chức một diễn đàn ở tầm quốc gia để tuyên bố một chiến lược quan trọng, liên quan tới tương lai, vận mênh của Việt Nam. Đó là phát triển doanh nghiệp công nghệ Việt Nam”.
Ông Hùng nhấn mạnh: "Make in Vietnam - sẽ là tuyên bố của chúng ta. Sáng tạo tại Việt Nam, làm ra tại Việt Nam, thiết kế tại Việt Nam, sản xuất tại Việt Nam, doanh nghiệp công nghệ Việt Nam là để "Make in Vietnam”.
Theo vị thuyền trưởng của ngành CNTT-VT Việt Nam, nếu chúng ta tiếp tục lắp ráp thì sẽ không giải được bài toán năng suất lao động và thoát bẫy thu nhập trung bình. Make in Vietnam cũng là trách nhiệm của chúng ta - như một quốc gia toàn cầu và công dân trên toàn cầu. Ngoài việc sử dụng, tiêu dùng công nghệ của nhân loại thì Việt Nam phải đóng góp cho nhân loại, đóng góp cho sự phát triển của công nghệ nhân loại. Make in Vietnam sẽ không chỉ giúp Việt Nam hùng cường, mà còn giúp Việt Nam có hoà bình lâu dài, góp phần vào phát triển nền công nghiệp quốc phòng.
Bộ trưởng Hùng cũng thẳng thắn đặt vấn đề: "Trên thế giới, hầu hết các công ty công nghệ đều có mảng công nghệ quốc phòng. Báo chí Việt Nam gần đây có nói đến một công ty công nghệ Trung Quốc, là công ty công nghệ đầu tiên sản xuất tên lửa, được thành lập năm 2014. Tại sao các kỹ sư trẻ Việt Nam lại không thể làm điều tương tự”.
Tại Việt Nam, bất kỳ công ty nào dù là cung cấp sản phẩm hay dịch vụ đều liên quan tới công nghệ. Các công ty sẽ không thể sản xuất, marketing hiệu quả, nếu không sử dụng công nghệ, nhất là công nghệ mới. Những công ty nào áp dụng công nghệ để thay đổi sản phẩm, thay đổi cách tạo ra sản phẩm, thay đổi mô hình kinh doanh, thì chính họ sẽ góp phần định hình lại thế giới.
Các công ty công nghệ dù là phát triển công nghệ hay sản xuất công nghệ, hay cung cấp công nghệ như một dịch vụ, là nhân tố quan trọng nhất để đẩy nhanh việc áp dụng công nghệ vào tất cả các doanh nghiệp, và toàn bộ nền kinh tế xã hội.
Bộ trưởng Bộ TT&TT cho rằng, Chính phủ là hộ chi tiêu lớn nhất của một quốc gia. Nếu chính phủ mua sắm hướng vào các sản phẩm công nghệ thì sẽ góp phần đáng kể, nhất là trong giai đoạn đầu.
Tại Diễn đàn, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng cũng cho rằng, chuyển đổi số quốc gia diễn ra nhanh và trên phạm vi toàn quốc, trên mọi lĩnh vực: doanh nghiệp, chính phủ, và xã hội. Chuyển đổi số cũng sẽ đặt ra những thử thách vô cùng lớp cho các doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam.
Năm 2019, Việt Nam sẽ tuyên bố chiến lược chuyển đổi số quốc gia nhằm hướng tới một nền kinh tế số, xã hội số, đổi mới sáng tạo, diễn ra trong môi trường số. Chuyển đổi số được coi là tiền đề để đổi mới sáng tạo diễn ra.
"Có rất nhiều người Việt Nam ở nước ngoài đã thành danh nhờ công nghệ, đã về Việt Nam hoặc kết nối Việt Nam để xây nên những doanh nghiệp công nghệ Việt Nam.
Nhân tài có đặc tính toàn cầu. Việt Nam chúng ta sẽ tạo ra điều kiện để nhân tài toàn cầu hội tụ về đây, cho phép thử nghiệm các công nghệ mới, các mô hình kinh doanh mới, với cách tiếp cận "sandbox”, Bộ trưởng Hùng nhấn mạnh. "Nhiều quốc gia đã "hoá rồng” về cơ bản là trên nền tảng của một số tập đoàn công nghệ lớn. Do đó, chính phủ sẽ xem xét, tạo điều kiện để phát triển một số tập đoàn công nghệ lớn tại Việt Nam".
Phát biểu tại Diễn đàn, ông Nguyễn Đức Chung, Chủ tịch UBND TP Hà Nội, cho rằng: "Thế giới đang chuyển sang cuộc cách mạng công nghệ mới, mà số hoá sẽ đóng vai trò cơ bản. Một thành phố lớn như Hà Nội bắt buộc phải đổi mới, đó là tìm kiếm các giải pháp thông minh để giải quyết các vấn đề hàng ngày”.
Chủ tịch Chung cũng nhấn mạnh, với mục tiêu lấy người dân và doanh nghiệp làm mục tiêu, rút ngắn khoảng cách giữa người dân và doanh nghiệp, với các cấp chính quyền thành phố, với các Sở, Ban, Ngành, cũng như trong nội bộ các cơ quan với nhau, trong những năm qua, thành phố Hà Nội đã đặc biệt quan tâm đến phát triển ứng dụng, cung cấp các dịch vụ trực tuyến, cung cấp dịch vụ thông qua các trang web, các kênh số hoá nhằm mang lại lợi ích cơ bản cho người dân, doanh nghiệp, cho hoạt động của bộ máy chính quyền thành phố, làm cho các dịch vụ thuận tiện hơn, các dịch vụ được đáp ứng nhanh hơn, tiết kiệm chi phí hơn, liên kết các dịch vụ, để nâng cao hiệu quả của người sử dụng.
Trong khuôn khổ của Diễn đàn cũng có các phiên chia sẻ từ các DN Việt đã thành công từ chính những phát minh, sáng tạo của mình. Trong đó công ty Misa, Vinsmart và Haravan đã tạo ra nguồn cảm hứng cho các DN startup để vững tin sáng tạo và chấp nhận các thách thức trong con đường không hề dễ dàng của mình.
Phát biểu tại Diễn đàn, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chia sẻ đặc biệt ấn tượng với tiết mục mở đầu với bài hát "Việt Nam ơi" cất vang thể hiện niềm tự hào của dân tộc, một khát vọng hùng cường.
"Doanh nghiệp công nghệ là hạt nhân để thực hiện khát vọng một dân tộc hoá rồng", Thủ tướng nhấn mạnh." Với xu thế sôi động không thể đảo ngược của cuộc Cách mạng Công nghiệp làm thứ tư, nền kinh tế số giữa các doanh nghiệp công nghệ Việt Nam có vai trò đặc biệt quan trọng, vai trò bản lề của cuộc phát triển kinh tế đất nước. Kinh tế số, kinh tế sáng tạo, kinh tế chia sẻ là xu thế phát triển tất yếu. Do đó, nền kinh tế dựa vào tài nguyên và nhân công cá thể sẽ không còn là lợi thế sau này. Chính vì vậy, đổi mới sáng tạo là yếu tố sống còn của doanh nghiệp đối với nền kinh tế.
Thủ tướng đánh giá, cách mạng số mang lại đầy đủ thách thức nhưng là cơ hội to lớn phía trước. Cơ hội của chúng ta phải là đối mặt với thách thức, trong bối cảnh chúng ta hội nhập. Cơ cấu mạnh mẽ lại nền kinh tế, chuyển đổi, máy móc cũ sang công nghệ cao, phát triển CNTT và dân số vàng.
Việt Nam đù đi sau nhưng vẫn có những cơ hội để phát triển, chúng ta cần nhận thức kỹ vấn đề này để thực hiện đồng bộ.
Nhiệm vụ của chúng ta cần gánh vác chuyển đổi số quốc gia, xây dựng nền kinh tế số, làm chủ công nghệ lõi, tích hợp.
Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng đã có phần chia sẻ ngay sau phát biểu chỉ đạo của Thủ tướng. Ông Hùng cho rằng, sự góp mặt của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phục là sự tâm huyết đặc biệt của Thủ tướng Chính phủ dành cho những người làm công nghệ Việt Nam. "Bài phát biểu của Thủ tướng là sự cam kết, khích lệ của người đứng đầu chính phủ về phát triển các doanh nghiệp công nghệ Việt Nam, giao nhiệm vụ mang tính lịch sử cho các doanh nghiệp Việt Nam”.
Bộ trưởng nhấn mạnh, doanh nghiệp Việt nam muốn lớn mạnh thì phải lấy sứ mạng quốc gia làm sứ mạng cho chính mình, đồng hành cùng đất nước trong chiến dịch "Việt Nam hùng cường, thịnh vượng 2045”.
Nhiệm vụ của chúng ta là biến những định hướng, chỉ đạo này trở thành hiện thực. Bộ TT&TT sẽ làm hết sức mình để góp phần tạo nên những doanh nghiệp công nghệ Việt Nam, sẽ giúp Việt Nam thịnh vượng.
Ông Hùng cho hay chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về phát triển doanh nghiệp công nghệ Việt Nam sẽ được ban hành trong tháng 6/2019. Một chiến lược về phát triển doanh nghiệp Việt Nam, về "Make in Vietnam” sẽ sớm được hình thành.
"Với tầm nhìn như vậy, thời gian không chờ đợi, cơ hội không tự đến, cần nhanh hơn, quyết liệt hơn trong thời gian tới, cần bứt phá, cũ kỹ cần nhường chỗ cho cái mới”, Thủ tướng nhấn mạnh. "Chúng ta cần nhắc loại cơ hội đến và ko bao giờ quay lại, cái chúng ta cần làm là hành động, hành động và hành động kịp thời. Phát triển công nghệ Việt đưa đất nước đến thịnh vượng Việt. Các DN công nghệ chính là người đưa động lực đổi mới sáng tạo, thực hiện thành công đổi mới sáng tạo quốc gia”.
Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng đã có phần chia sẻ ngay sau phát biểu chỉ đạo của Thủ tướng. Ông Hùng cho rằng, sự góp mặt của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phục là sự tâm huyết đặc biệt của Thủ tướng Chính phủ dành cho những người làm công nghệ Việt Nam. "Bài phát biểu của Thủ tướng là sự cam kết, khích lệ của người đứng đầu chính phủ về phát triển các doanh nghiệp công nghệ Việt Nam, giao nhiệm vụ mang tính lịch sử cho các doanh nghiệp Việt Nam”.
Bộ trưởng nhấn mạnh, doanh nghiệp Việt nam muốn lớn mạnh thì phải lấy sứ mạng quốc gia làm sứ mạng cho chính mình, đồng hành cùng đất nước trong chiến dịch "Việt Nam hùng cường, thịnh vượng 2045”.
Nhiệm vụ của chúng ta là biến những định hướng, chỉ đạo này trở thành hiện thực. Bộ TT&TT sẽ làm hết sức mình để góp phần tạo nên những doanh nghiệp công nghệ Việt Nam, sẽ giúp Việt Nam thịnh vượng.
Ông Hùng cho hay, chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về phát triển doanh nghiệp công nghệ Việt Nam sẽ được ban hành trong tháng 6/2019. Một chiến lược về phát triển doanh nghiệp Việt Nam, về "Make in Vietnam” sẽ sớm được hình thành.
(Theo Dân Trí)