Văn Yên phát triển các loại cây chủ lực

  • Cập nhật: Thứ sáu, 24/5/2019 | 8:13:43 AM

YênBái - Đó là lúa hàng hóa chất lượng cao, ngô hàng hóa, sắn, quế, tre măng Bát độ, cây ăn quả.

Mùa thu hoạch quế ở Đại Sơn, Văn Yên.
Mùa thu hoạch quế ở Đại Sơn, Văn Yên.

Xác định sản xuất nông nghiệp là thế mạnh, Ban Chấp hành Đảng bộ huyện Văn Yên đã ban hành Nghị quyết số 06-NQ/HU ngày 20/7/2016 về phát triển sản xuất nông nghiệp toàn diện theo hướng sản xuất hàng hóa, gắn với chế biến và tiêu thụ sản phẩm giai đoạn 2016 - 2020. 

Thực hiện Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp và Nghị quyết số 06-NQ/HU, Văn Yên tập trung phát triển các sản phẩm chủ lực, thế mạnh như thâm canh lúa hàng hóa chất lượng cao, sản xuất ngô hàng hóa, duy trì vùng nguyên liệu sắn, ổn định diện tích quế đồng thời triển khai trồng tre măng Bát độ, cây ăn quả. 

Hiện nay, huyện duy trì ổn định 5.950 ha lúa, năng suất bình quân 52,3 tạ/ha, sản lượng 31.110 tấn. Huyện cũng đã và đang tập trung xây dựng vùng sản xuất lúa hàng hóa chất lượng cao hơn 1.000 ha ở những xã có điều kiện thuận lợi, trình độ thâm canh cao bên cạnh việc xây dựng, duy trì thương hiệu "Gạo Chiêm hương Đại - Phú - An”. 

Song song là áp dụng tiến bộ kỹ thuật về giống, canh tác để vùng thâm canh phấn đấu đạt hơn 80% diện tích khu vực này sản xuất ổn định 3 vụ/năm. Đối với cây ngô, việc tập trung thâm canh tăng năng suất, trồng các giống mới có tiềm năng năng suất đã tạo thành vùng sản xuất tập trung trên 6.000 ha/năm; hàng năm duy trì và trồng 1.000 ha ngô đông trên đất ruộng hai vụ lúa. 

Những năm qua, hoạt động liên kết giữa nhà máy chế biến tinh bột sắn với chính quyền các xã đã huy động được nguồn kinh phí của doanh nghiệp để đầu tư canh tác sắn bền vững trên đất dốc với 1.000 ha/năm. Văn Yên duy trì ổn định 4.000 ha sắn phục vụ nguyên liệu cho nhà máy chế biến tinh bột sắn trên địa bàn. 

Nổi bật nhất là cây quế, mỗi năm cho tổng giá trị thu nhập đạt hơn 600 tỷ đồng. Toàn huyện hiện có trên 40.000 ha quế, trong đó trên 25.000 ha tập trung tại 8 xã vùng chỉ dẫn địa lý của Quế Văn Yên. Diện tích quế trồng mới, trồng vào diện tích đã khai thác hàng năm là trên 2.000 ha, trong đó chủ yếu là trồng lại sau khai thác. 

Thực hiện Đề án phát triển cây ăn quả của tỉnh, huyện đã triển khai cho 36 hộ tham gia và đã trồng 20 ha bưởi ở xã Đông An và năm 2019 tiếp tục triển khai tại 4 xã vùng thượng huyện: An Bình, Lâm Giang, Đông An, Tân Hợp là 50 ha. Văn Yên hiện có khoảng 700 ha cây ăn quả các loại, trong đó diện tích bưởi giống mới là hơn 100 ha. 

Lồng ghép các chương trình, dự án để thực hiện hoạt động hỗ trợ, huyện đã có các hợp tác xã như: Q&C, Phú Đạt, Trung Thành trồng rau theo hướng hữu cơ, an toàn. Huyện tiếp tục qui hoạch, mở rộng vùng sản xuất rau an toàn, rau sạch 25 ha ở 8 xã, thị trấn. 

Với Đề án phát triển trồng tre măng Bát độ, tỉnh giao cho huyện trồng 1.500 ha giai đoạn 2016 - 2020. Quá trình tổ chức thực hiện, huyện đã chỉ đạo bổ sung thêm 4 xã, đưa tổng số xã thuộc vùng quy hoạch lên 15 xã. Vụ xuân năm 2019, nhân dân đã trồng được 227 ha, nâng diện tích tre măng Bát độ toàn huyện đạt hơn 300 ha. 

Một loại cây mới có giá trị kinh tế cao là cây dâu tằm cũng đã có 260 hộ trồng 69 ha, trong đó 36 ha bắt đầu cho thu hoạch lá và 110 hộ nuôi tằm đã có sản phẩm bán ra thị trường. Huyện đã hỗ trợ kinh phí 190 triệu đồng cho 4 mô hình trồng dâu nuôi tằm và đồng ý chủ trương cho Công ty cổ phần Dâu tơ tằm Việt Nam thực hiện dự án mô hình mẫu trồng dâu nuôi tằm tập trung ở xã Đại Phác.

Tiếp tục áp dụng tiến bộ kỹ thuật, đưa giống mới vào sản xuất, đa dạng hóa sản phẩm, liên kết sản xuất chuỗi, đẩy mạnh hoạt động quảng bá và thu hút đầu tư, huyện Văn Yên phấn đấu xây dựng nền nông nghiệp phát triển theo hướng toàn diện, bền vững, tạo chuyển biến về quy mô, năng suất, chất lượng và khả năng cạnh tranh của các sản phẩm có lợi thế. 

Nguyễn Thơm

Tags Văn Yên sắn quế măng Bát độ cây ăn quả cây chủ lực

Các tin khác
Rau quả Việt Nam ngày càng được ưa chuộng.

Thay vì chỉ hướng tới Trung Quốc, rau quả Việt Nam đã xuất khẩu mạnh sang Mỹ, Nhật, Hàn Quốc.

Ảnh minh họa.

Tổng cục Hải quan yêu cầu Cục Hải quan các tỉnh, thành phố phối hợp chỉ đạo với các cơ quan chức năng nhằm tăng cường kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ việc nhập khẩu tôm càng đỏ.

Người dân tham gia làm đường giao thông nông thôn ở thôn Phú Cường, xã Xuân Long.

Đảng bộ và chính quyền xã luôn tranh thủ sự hỗ trợ của Nhà nước, lồng ghép các chương trình dự án, huy động sự tham gia của các doanh nghiệp, sự vào cuộc tích cực của các ban, đoàn thể cùng sự đóng góp tự nguyện của nhân dân.

Thực hiện mục tiêu đề ra trong xây dựng các phong trào thi đua, đặc biệt là phong trào “Nông dân thi đua sản xuất kinh doanh giỏi”; tăng cường vận động, hỗ trợ nông dân thành lập mô hình kinh tế tập thể, thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới là những việc làm cụ thể, quyết liệt để Hội Nông dân tỉnh Yên Bái hoàn thành những chỉ tiêu đề ra theo Chương trình hành động số 144 của Tỉnh ủy Yên Bái.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục