Văn Yên “4 tại chỗ” trong phòng chống thiên tai

  • Cập nhật: Thứ sáu, 14/6/2019 | 8:26:21 AM

YênBái - Năm 2018, trên địa bàn huyện Văn Yên xảy ra 7 đợt mưa kèm theo dông lốc xuất hiện từ tháng 4 đến tháng 6 với cường độ gió giật mạnh, kèm theo sấm sét gây thiệt hại về tài sản của nhân dân.

Lãnh đạo huyện Văn Yên trao biển hỗ trợ xây dựng nhà cho người dân xã Phong Dụ Thượng bị thiệt hại do đợt mưa lũ tháng 7/2018.
Lãnh đạo huyện Văn Yên trao biển hỗ trợ xây dựng nhà cho người dân xã Phong Dụ Thượng bị thiệt hại do đợt mưa lũ tháng 7/2018.

Cùng đó là 4 đợt mưa, lũ do ảnh hưởng của hoàn lưu bão, áp thấp, rãnh thấp xảy ra trong tháng 7 và tháng 8. Đặc biệt, do ảnh hưởng của hoàn lưu cơn bão số 3 xảy ra từ ngày 20 – 22/7 đã gây thiệt hại rất nặng nề đến hầu hết các lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, các công trình cơ sở hạ tầng, nhà cửa và tính mạng của nhân dân. 

Trước đó, hai đợt rét đậm, rét hại kéo dài trong tháng 1 và tháng 2, nhiệt độ trong các đợt rét xuống thấp dưới 10 độ C vào thời điểm đang cấy vụ đông xuân đã gây ảnh hưởng đến cây trồng vật nuôi. Rét đậm, rét hại đã làm 250 ha lúa, mạ bị thiệt hại, 47 con trâu bò bị chết rét. 

Qua các đợt thiên tai năm 2018, huyện Văn Yên đã có 2 người chết, 1 người mất tích; 1 người bị thương nặng; thiệt hại 461 nhà ở; 23 phòng học, phòng chức năng công vụ bị hư hỏng; nhiều tuyến đường, cầu treo, ngầm tràn, diện tích lúa, hoa màu, các công trình như: đường điện, nước sạch, thông tin liên lạc và 128 công trình thủy lợi bị mưa, lũ làm hỏng…; ước tính tổng thiệt hại trên 91 tỷ đồng.  

Năm 2019, dự báo tình hình thời tiết càng phức tạp; mưa lũ, sạt lở đất diễn biến khó lường. Ông Doãn Văn Thủy – Phó Chủ tịch UBND huyện cho biết, từ những nhận định, đánh giá tình hình mưa lũ, huyện đã chủ động xây dựng phương án, kế hoạch cụ thể, chi tiết để phòng tránh, ứng phó với từng loại thiên tai, trong đó đặc biệt quan tâm chỉ đạo, vận dụng linh hoạt phương châm "4 tại chỗ” ở 3 thời điểm là trước, trong và sau thiên tai. 

Trước thiên tai, thường xuyên làm tốt công tác tuyên truyền, cảnh báo cho nhân dân nhận thức rõ tính chất và hậu quả của mưa lũ, sạt lở đất để nhân dân chủ động phòng tránh; theo dõi chặt chẽ, sát sao tình hình thiên tai tại những vùng trọng điểm, xung yếu; lập các phương án di dời người dân ra khỏi vùng nguy hiểm; thành lập các lực lượng nòng cốt tham gia công tác PCTT – TKCN tại địa phương và phân công nhiệm vụ cụ thể cho các lực lượng; duy trì ứng trực 24/24h, theo dõi tình hình diễn biến thời tiết, ứng phó với mưa lũ. 

Cùng với đó, huyện phân công các đồng chí là Ủy viên Ban Thường vụ Huyện ủy, Ban Chấp hành Đảng bộ huyện phụ trách các xã thường xuyên xuống cơ sở nắm bắt, chỉ đạo công tác phòng chống kịp thời, hiệu quả. 

Thời điểm xảy ra thiên tai, làm tốt công tác theo dõi, nắm chắc tình hình, báo cáo và xử lý kịp thời các tình huống; phối hợp, hiệp đồng chặt chẽ các lực lượng tham gia phòng chống thiên tai và thực hiện tốt phương châm "4 tại chỗ”; chỉ đạo các lực lượng bám trụ tại địa bàn, giúp dân chằng chống nhà cửa, tham gia cứu người và tài sản, đảm bảo ứng phó tốt nhất với mọi tình huống có thể xảy ra; phân bổ lương thực, thuốc men và các vật dụng gia đình cần thiết cho các hộ dân tại điểm sơ tán; theo dõi, nắm chắc tình hình số hộ dân cần cứu trợ khẩn cấp, nhu cầu thiết yếu của người dân còn bám trụ tại địa bàn cũng như tạm cư tại các điểm đang sơ tán. 

Sau khi thiên tai xảy ra, Ban Chỉ huy PCTT - TKCN huyện chỉ đạo các địa phương tiếp tục  cứu trợ lương thực, thuốc men cho nhân dân và có phương án khắc phục kịp thời, hiệu quả; tổ chức giúp nhân dân sớm ổn định cuộc sống và sản xuất; huy động lực lượng, phương tiện và vật tư  tại chỗ để khắc phục hậu quả thiên tai, xử lý môi trường và có các biện pháp hỗ trợ phục hồi sinh kế cho người dân.

Tích cực, chủ động trong công tác phòng chống, Văn Yên nhằm hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại do thiên tai, đảm bảo an toàn về tính mạng và tài sản cho nhân dân. Đồng thời, vận dụng các chính sách hiện có để hỗ trợ kịp thời, tạo việc làm tăng thu nhập, ổn định đời sống lâu dài cho người dân khi di chuyển đến nơi ở mới. 

Hà Anh

Tags Văn Yên phòng chống thiên tai 4 tại chỗ

Các tin khác

Giai đoạn 2011 – 2015, tổng nguồn vốn đầu tư cho giảm nghèo và an sinh xã hội đã đạt gần 7.000 tỷ đồng. Năm 2019, tổng nguồn lực thực hiện mục tiêu GNBV đạt trên 5.440 tỷ đồng.

Huyện Trấn Yên đang duy trì 112 mô hình kinh tế do thanh niên làm chủ, trong đó, có 60 mô hình đạt hiệu quả kinh tế cao. Điển hình như mô hình trồng cây ăn quả và mô hình sản xuất chế biến chè búp tươi xã Bảo Hưng; mô hình nuôi gà xã Quy Mông, nuôi thỏ xã Y Can, mô hình tổng hợp vườn ao chuồng xã Minh Tiến; mô hình xưởng cơ khí xã Báo Đáp và xưởng gỗ ván bóc ở Hưng Thịnh.

Nhân dân xã Bình Thuận bê tông hóa đường giao thông nông thôn.

Thực hiện phong trào thi đua “Dân vận khéo”, huyện Văn Chấn đã tập trung chỉ đạo các cấp, các ngành hướng về cơ sở, xây dựng và củng cố nhiều mô hình phát triển kinh tế xã hội, xóa đói, giảm nghèo, trọng tâm là xây dựng mô hình ở các vùng kinh tế trọng điểm như vùng cây ăn quả, vùng chè kinh doanh, vùng quế, vùng sản xuất lúa hàng hóa chất lượng cao…

Nông dân huyện Mù Cang Chải chăm sóc ngô xuân hè.

Vụ ngô xuân hè năm 2019, huyện Mù Cang Chải gieo trồng 4.200 ha. Nhân dân trong huyện được hỗ trợ kinh phí để mua giống không quá 1,6 triệu đồng/ha. Tổng kinh phí hỗ trợ trên 1 tỷ 870 triệu đồng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục