Hội nghị trực tuyến toàn quốc triển khai công tác phòng chống thiên tai

  • Cập nhật: Thứ năm, 20/6/2019 | 3:38:39 PM

YênBái - Ngày 20/6, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc chủ trì Hội nghị trực tuyến tổng kết công tác phòng, chống thiên tai (PCTT) và tìm kiếm cứu nạn năm 2018, triển khai nhiệm vụ thời gian tới.

Các đại biểu dự Hội nghị tại điểm cầu tỉnh Yên Bái.
Các đại biểu dự Hội nghị tại điểm cầu tỉnh Yên Bái.

Cùng dự có Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng, Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về PCTT, Chủ tịch Ủy ban Quốc gia Ứng phó sự cố, thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn, lãnh đạo một số bộ, ngành, các tổ chức quốc tế và  trên 28.000 đại biểu tham trực tuyến tại  tại 63 tỉnh, thành phố, 577 các huyện, quận, 664 xã. Dự hội nghị tại điểm cầu Yên Bái có đồng chí Nguyễn Văn Khánh - Phó Chủ tịch UBND tỉnh. 


Phát biểu chỉ đạo hội nghị, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã biểu dương sự cố gắng của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và một số bộ, ngành, các địa phương đã có nhiều đóng góp trong công tác PCTT, đồng thời chỉ ra một số tồn tại, hạn chế đó là thiệt hại do thiên tai vẫn rất lớn cả về người và kinh tế, trong đó thiệt hại về người do lũ quét, sạt lở đất còn lớn, nguyên nhân đa phần do chủ quan trong công tác phòng chống. 

Công tác dự báo, cảnh báo PCTT có nhiều tiến bộ nhưng chưa đáp ứng được nhu cầu xã hội. Một số tỉnh lặp đi lặp lại hiện tượng lở đất gây chết người. Đặc biệt, việc hỗ trợ còn chậm, có địa phương 6 - 12 tháng mới phân bổ hỗ trợ. Một số địa phương còn rất bị động trong công tác phòng chống thiên tai. 

Thủ tướng chỉ rõ thách thức trong thời gian tới, đó là quá trình phát triển kinh tế - xã hội chưa tính toán đầy đủ tác động của thiên tai. Việc khai thác cát, nguồn nước ngọt quá mức, gây ra tình trạng sạt lở, xâm nhập mặn nghiêm trọng ở các vùng ven biển. Biến đổi khí hậu cực đoan, bất thường thách thức công tác dự báo, PCTT. Một bộ phận, Bộ, ngành, địa phương ý thức chủ động phòng chống còn kém. 

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu các Bộ, ngành và địa phương cần thực hiện một số nhiệm vụ trọng tâm đó là  khẩn trương kiện toàn cơ quan chỉ huy PCTT các cấp, hoạt động hiệu quả, kịp thời; rà soát, cập nhật phương án PCTT, tìm kiếm cứu nạn, tránh bị động khi tình huống xảy ra; tiếp tục tuyên truyền, nâng cao nhận thức về PCTT cho cộng đồng; nâng cao chất lượng công tác dự báo, cảnh báo thiên tai, đảm bảo kịp thời, chính xác hơn; nâng cao khả năng chống chịu thiên tai của công trình như đê điều, hồ đập; đẩy mạnh nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ, tăng cường hợp tác quốc tế vào PCTT.

Theo Ban Chỉ đạo trung ương về Phòng chống thiên tai, năm 2018, thiên tai mang nhiều yếu tố cực đoan, dị thường diễn ra trên khắp các vùng miền cả nước với 16/21 loại hình thiên tai xảy ra. 

Thiên tai đã làm 224 người chết và mất tích, hơn 1.900 ngôi nhà bị đổ, trôi; 31.335 nhà bị ngập, hư hỏng và di dời khẩn cấp; trên 261 nghìn ha lúa và hoa màu bị ngập, thiệt hại; 43.159 ha cây công nghiệp, cây ăn quả bị đổ, gãy; 29.400 con gia súc và 774.427 con gia cầm bị chết; 11.900 ha nuôi trồng thủy sản bị thiệt hại. 

Ngoài ra thiên tai làm 884 km đê, kè, kênh mương, bờ bao và 8,4 triệu m3 đất đá đường quốc lộ, tỉnh lộ và đường giao thông nông thôn bị sạt trượt; hơn 86 km bờ sông, bờ biển bị sạt lở. Cùng với đó là 107 tàu thuyền bị chìm do bão, áp thấp nhiệt đới. Tổng thiệt hại về kinh tế ước tính gần 20.000 tỷ đồng. 

Từ đầu năm 2019 đến nay, trên cả nước đã xảy ra 12 loại hình thiên tai làm 23 người chết và mất tích, hơn 18.200 nhà bị sập đổ, hư hỏng; 27.370 ha lúa và hoa màu bị đổ dập; 5.077 ha cây công nghiệp, cây hàng năm và cây ăn quả bị thiệt hại, gãy đổ; 12.700 con gia súc, gia cầm bị chết... Tổng thiệt hại về kinh tế ước tính trên 337 tỷ đồng. 

 Văn Thông

Tags Phòng chống thiên tai biến đổi khí hậu thời tiết cực đoan sạt lở đất lũ quét

Các tin khác
Người dân thôn Nông Trường, xã Thượng Bằng La đưa cây chanh leo vào trồng thử nghiệm.

Là một trong 3 xã đầu tiên của huyện Văn Chấn đạt chuẩn nông thôn mới (NTM), gần 3 năm qua, xã Thượng Bằng La không ngừng nỗ lực để duy trì, nâng cao chất lượng các tiêu chí theo hướng bền vững, tiếp tục phấn đấu là xã NTM kiểu mẫu vào năm 2020.

Giá vàng SJC cuối phiên 19/6 giảm mạnh ở chiều bán ra.

Ngày 20/6, giá vàng SJC tăng 600.000 đồng/lượng ở chiều mua vào tăng 800.000 đồng/lượng ở chiều bán ra, vượt mốc 38 triệu đồng/lượng.

Sâu keo mùa thu gây hại trên cây ngô. Ảnh minh họa

Gia đình chị Nguyễn Thị Huệ ở thôn Lương An, xã Hưng Khánh, huyện Trấn Yên trồng 6 sào dâu giống GQ2 vào tháng 2/2019. Đến cuối tháng 3, đầu tháng 4, chị Huệ phát hiện ruộng dâu bị sâu ăn lá non trơ cẫng, thậm chí ăn hết cả cẫng non. Cán bộ nông nghiệp huyện đã xác định đó là sâu keo mùa thu - một loài sâu đa thực, có thể gây hại trên rất nhiều loại cây trồng.

Đời sống văn hóa tinh thần, thể dục thể thao của người dân được nâng cao. Ảnh MQ

Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM), đến nay, huyện Trấn Yên có 16/21 xã được UBND tỉnh công nhận đạt chuẩn NTM; 5 xã còn lại đã hoàn thành từ 14 - 19 tiêu chí và cơ bản hoàn thành các tiêu chí xây dựng NTM vào cuối năm 2019.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục