Thành phố Yên Bái chủ động phòng chống thiên tai

  • Cập nhật: Thứ năm, 4/7/2019 | 8:11:47 AM

YênBái - Khâu đầu tiên là phải tuyên truyền, vận động nhân dân, đặc biệt là nhân dân trong vùng bị lũ lụt, sạt lở đất phải nêu cao tinh thần cảnh giác và khi có tình huống phải chấp hành mệnh lệnh của chính quyền địa phương trong việc di dời.

Thực tế trên địa bàn thành phố Yên Bái cho thấy, mùa mưa bão năm 2018, thời tiết diễn biến phức tạp đã gây ảnh hưởng không nhỏ đến sản xuất và đời sống của người dân. Dù vậy, do các cấp, ngành của thành phố đã chủ động trong xây dựng, bổ sung kế hoạch, phương án PCTT - TKCN sát với tình hình thực tế; thường xuyên theo dõi diễn biến thời tiết, duy trì chế độ trực...; đồng thời, nâng cao nhận thức của người dân trong PCTT nên đã phần nào giảm nhẹ được thiệt hại.

Tuy nhiên, với thời tiết năm 2019 được xác định vẫn tiếp tục có những diễn biến phức tạp; trên địa bàn đang đối mặt với nhiều khó khăn do địa hình dễ bị chia cắt khi có thiên tai; tình trạng ngập úng do nước sông Hồng dâng cao tại các xã, phường nằm dọc sông; tình trạng sạt lở taluy, ngập úng cục bộ tại một số tuyến đường giao thông, khu dân cư khi có mưa lớn kéo dài vẫn thường xuyên xảy ra. 

Nguyên nhân là do công tác quản lý Nhà nước trong san gạt xây dựng còn bộc lộ nhiều hạn chế, còn nhiều mái taluy dốc nguy hiểm khi mùa mưa bão đến; một số hệ thống thoát nước chưa được đầu tư hoặc đã đầu tư nhưng bị xuống cấp; một bộ phận người dân thiếu ý thức đã xả rác bừa bãi, xây dựng công trình lấn chiếm gây xô lấp, ách tắc dòng chảy... 

Do đó, bước vào mùa mưa bão, thành phố đã huy động các lực lượng ra quân khơi thông dòng chảy tại một số địa bàn trọng điểm. Trong đó, Thành đoàn đã phối hợp tổ chức ra quân hưởng ứng "Ngày Chủ nhật xanh" khơi thông dòng chảy các con suối trên địa bàn. 

Qua đó, thu hút gần 1.000 đoàn viên thanh niên một số phường, xã và các đơn vị quân đội, công an thực hiện khơi thông dòng chảy khu vực suối Ngòi Yên, suối Khe Dài, Khe Sến, suối khu vực chợ Yên Thịnh. Chỉ đạo Đoàn các xã, phường thành lập các tổ, đội thanh niên xung kích PCTT để chủ động việc huy động lực lượng thanh niên ứng cứu khi có tình huống xảy ra.

Cùng đó, thành phố đang tiếp tục tăng cường tuyên truyền bằng nhiều hình thức để nâng cao nhận thức trong cộng đồng về PCTT. Tổ chức tốt chế độ trực 24/24 giờ, theo dõi chặt chẽ diễn biến thời tiết để có thông báo kịp thời cho nhân dân phòng, tránh. Rà soát, nắm chắc các phương tiện, trang thiết bị phục vụ PCTT - TKCN hiện có của địa phương để kịp thời huy động ứng cứu khi có sự cố thiên tai. 

Chỉ đạo các ngành, địa phương chủ động xây dựng kế hoạch PCTT - TKCN, phương án huy động nhân lực, vật tư, phương tiện theo phương châm "bốn tại chỗ”; tổ chức thực hiện tốt phòng ngừa, ứng phó các tình huống thiên tai; phối hợp, hiệp đồng chặt chẽ với lực lượng vũ trang ứng cứu kịp thời khi xảy ra các tình huống. 

Trong đó, lực lượng vũ trang thành phố được xác định là lực lượng nòng cốt, xung kích trong PCTT - TKCN đã tham mưu và chủ động xây dựng các tình huống thiên tai có thể xảy ra và phương án ứng cứu. Xác định các khu vực trọng yếu cần đề phòng, cảnh báo khi có thiên tai. Trên cơ sở đó, xây dựng các tình huống cụ thể gắn với các biện pháp xử lý sát với tình hình thực tế. 

Về lực lượng, có 2 trung đội dân quân cơ động ở các xã, phường; phương tiện được trang bị 2 xuồng máy, các nhà bạt, phao cứu sinh. Quan điểm chỉ đạo của thành phố trong PCTT - TKCN là "Tích cực, chủ động phòng tránh, đối phó kịp thời, khắc phục khẩn trương và có hiệu quả”; trong đó, lấy phòng tránh là chủ yếu. 

Để chủ động trong PCTT - TKCN trên địa bàn, Trung tá Lê Ngọc Sâm - Chỉ huy trưởng Ban Chỉ huy Quân sự, Phó trưởng ban Chỉ huy PCTT - TKCN thành phố cho rằng: khâu đầu tiên là phải tuyên truyền, vận động nhân dân, đặc biệt là nhân dân trong vùng bị lũ lụt, sạt lở đất phải nêu cao tinh thần cảnh giác và khi có tình huống phải chấp hành mệnh lệnh của chính quyền địa phương trong việc di dời. 

Các lượng phải tích cực tham gia luyện tập, diễn tập các tình huống PCTT - TKCN. Nâng cao khả năng ứng phó và điều hành của chính quyền cơ sở với quan điểm cấp ủy địa phương lãnh đạo, chính quyền điều hành và các ban, ngành, công an, quân đội mà trong đó lực lượng DQTV phải là nòng cốt. 

Cùng với đó, tổ chức tập huấn và quản lý, huy động có hiệu quả lực lượng thanh niên xung kích sẵn sàng khi có tình huống xảy ra. Trong mùa mưa bão, chủ động thông tin liên lạc thông suốt; đảm bảo theo phương châm "4 tại chỗ” nhằm hạn chế thấp nhất thiệt hại về người và tài sản do mưa bão gây ra trong năm 2019.

Quy Mông: Diễn tập ứng phó bão lụt - tìm kiếm cứu nạn

Huyện Trấn Yên vừa chỉ đạo xã Quy Mông tổ chức diễn tập ứng phó bão lụt - tìm kiếm cứu nạn (TKCN) năm 2019 có 1 phần thực binh. Tình huống giả định được đưa ra là: do ảnh hưởng của bão số 2, kết hợp với mưa nội vùng làm mực nước sông Hồng trên báo động 3 là 1 m và tiếp tục dâng cao. 

Tại xã Quy Mông, mưa lũ đã làm nhiều diện tích lúa và hoa màu, ao hồ nuôi thủy sản và 16 nhà dân bị ngập; 10 hộ dân có nguy cơ sạt lở đất phải di dời gấp… 

Trước tình huống này và với đề mục: tổ chức và thực hành ứng phó lụt bão và tìm kiếm cứu nạn, Quy Mông đã diễn tập theo 2 phần: cơ chế và thực hành ứng phó lụt bão - tìm kiếm cứu nạn.  Khác với những lần diễn tập trước, đợt diễn tập này xã tổ chức lực lượng theo phương châm "4 tại chỗ” để cứu sập, tìm kiếm, sơ tán người, tài sản của 1 hộ dân bị sạt lở ta luy. Kết thúc diễn tập, xã Quy Mông được huyện Trấn Yên công nhận đạt loại giỏi.

Thanh Hùng


Minh Chín - Thanh Nghị

Các tin khác
Đồng chí Dương Văn Tiến - Phó Chủ tịch UBND tỉnh tham quan gian hàng trưng bày, giới thiệu sản phẩm của Hội Sản xuất và Kinh doanh gạo Mường Lò tại Hội nghị kết nối cung cầu Yên Bái năm 2018 tại thị xã Nghĩa Lộ.

Hội Sản xuất và Kinh doanh gạo Mường Lò không chỉ tập hợp, đoàn kết hội viên trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, quảng bá thương hiệu gạo Mường Lò mà còn giúp hội viên xây dựng các thương hiệu dịch vụ du lịch, thổ cẩm, chẳm chéo, bánh chưng đen Mường Lò... là những sản phẩm đặc trưng của người Thái và là cầu nối giới thiệu đến các đại lý để tiêu thụ sản phẩm.

Trong 6 tháng dầu năm, tổng sản lượng thuỷ sản toàn tỉnh đạt trên 5.300 tấn, tăng trên 1.100 tấn so với cùng kỳ.

Cán bộ Chi cục Thuế huyện Trấn Yên kiểm tra kê khai và nộp thuế điện tử của các doanh nghiệp.

6 tháng đầu năm, toàn tỉnh thu ngân sách ước đạt 1.345 tỷ đồng, bằng 60% dự toán Trung ương giao, 41,4% dự toán tỉnh giao và tăng 17,1% so với cùng kỳ năm trước.

Miến đao Giới Phiên được người tiêu dùng Thủ đô tìm mua tại BigC Thăng Long (Hà Nội). Nguồn ảnh: internet.

UBND tỉnh Yên Bái vừa phê duyệt Đề án “Chương trình mỗi xã một sản phẩm giai đoạn 2019-2020, định hướng đến năm 2030”- gọi tắt là Chương trình OCOP.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục