Diện mạo mới ở Bu Cao

  • Cập nhật: Thứ hai, 8/7/2019 | 1:55:30 PM

YênBái - Thôn Bu Cao, xã Suối Bu, huyện Văn Chấn hiện có 120 hộ dân, đều là đồng bào dân tộc Mông. Nhờ có sự quan tâm đầu tư của Đảng, Nhà nước, hôm nay đời sống kinh tế của người dân đã có nhiều chuyển biến tích cực. Nhờ áp dụng khoa học, kỹ thuật vào sản xuất 70 ha ngô đã góp phần tăng sản lượng bình quân cả năm lên trên 350 tấn.

Chăn nuôi bò theo hướng bán chăn thả của đồng bào Mông thôn Bu Cao.
Chăn nuôi bò theo hướng bán chăn thả của đồng bào Mông thôn Bu Cao.

Đặc biệt, thôn đã nâng được diện tích lúa nước 2 vụ từ 15 ha lên trên 25 ha, sản lượng đạt gần 150 tấn; qua đó, ổn định an ninh lương thực, tập trung phát triển nuôi 124 con bò và 100 con trâu, đàn dê gần 120 con. 

Với lợi thế về khí hậu, thổ nhưỡng phù hợp với phát triển cây chè, nhưng thay vì trồng giống chè trung du truyền thống năng suất thấp, giá thu mua thấp, bấp bênh, lại thường xuyên bị sâu bệnh, người dân đã chuyển sang trồng chè shan chất lượng cao, canh tác theo hướng hữu cơ an toàn, đưa cây chè phát triển thành cây kinh tế mũi nhọn. 

Hiện nay, thôn Bu Cao có 70 ha chè shan, chè búp tươi được bán cho Hợp tác xã chè shan tuyết xã Suối Bu mang lại nguồn thu nhập hàng tỷ đồng mỗi năm. 

Anh Mùa A Chang - Trưởng thôn Bu Cao chia sẻ: "Những năm gần đây, đời sống bà con trong thôn đã khá hơn trước kia nhiều lắm! Nhà nào cũng có ti vi, xe máy, tỷ lệ hộ nghèo giảm theo từng năm, không còn hộ đói. Nhờ biết làm ăn phát triển kinh tế mà đã có hộ trở thành hộ khá, giàu trong thôn”.

Xác định rõ đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng là yếu tố quyết định việc thúc đẩy kinh tế địa phương phát triển, cùng với nguồn lực đầu tư, hỗ trợ của Nhà nước, thôn Bu Cao đã huy động nhân dân trong thôn đóng góp xây dựng 1 phòng học tại điểm trường Bu Cao phục vụ việc học tập của con em địa phương. 

Cùng đó, tranh thủ sự giúp đỡ của các tổ chức, cá nhân hảo tâm để xây dựng nhà văn hóa thôn với tổng số tiền 390 triệu đồng, trong đó, nhân dân đóng góp công để san tạo mặt bằng, hiến đất, bê tông hóa gần 300 m đường nội thôn phục vụ đi lại, giao thương phát triển kinh tế. 

Anh Sùng A Sử, thôn Bu Cao chia sẻ: "Trước kia, đường sá đi lại khó khăn nên các sản phẩm làm ra đều bị thương lái ép giá. Bây giờ đường sá đi lại thuận lợi, tư thương vào tận nhà thu mua nông sản, giá thành cũng cao hơn nên mọi gia đình rất yên tâm phát triển kinh tế, có điều kiện cho con cái học hành”. 

Không chỉ đầu tư hỗ trợ các công trình phúc lợi phục vụ sản xuất, công tác vận động đồng bào Mông thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội cũng được thực hiện sát sao. Nhận thức của người dân đã dần dần thay đổi; do vậy, một số hủ tục đã dần được xóa bỏ. Người chết đã được đưa vào áo quan rồi mới tổ chức đám tang, gia đình không bắn súng, không bón cơm cho người chết, thực hiện chôn cất đúng nơi quy định để không gây ô nhiễm môi trường như trước đây. 

Đám cưới ở Bu Cao cũng có nhiều thay đổi, không thách cưới cao, không mổ nhiều trâu, bò, lợn. Do vậy, cuộc sống của người dân đã có nhiều khởi sắc, tệ nạn xã hội cũng được đẩy lùi, an ninh trật tự, an toàn xã hội được kiểm soát. 

Bà Sùng Thị Xía - Phó Chủ tịch UBND xã Suối Bu cho biết: vài năm trở lại đây, thôn Bu Cao luôn là thôn đi đầu trong xã thực hiện các phong trào thi đua yêu nước; đời sống người dân ngày một nâng cao; hủ tục được đẩy lùi, an ninh trật tự được giữ vững. Nhân dân đã tập trung trồng quế phát triển kinh tế rừng, chăn nuôi gia súc theo hướng bán chăn thả, được tiếp cận với nhiều chương trình hỗ trợ như: Chương trình 135 hỗ trợ giống, máy nông cụ; hỗ trợ gạo cứu đói, giáp hạt... Từ đó, giúp người dân dễ dàng tiếp cận với những kỹ thuật sản xuất mới, xây dựng cuộc sống văn minh. 

 Anh Dũng

Tags Bu Cao Văn Chấn chè shan

Các tin khác
Giá vàng miếng trong nước hiện diễn biến ngược chiều thế giới.

Mỗi lượng vàng trong nước sáng nay biến động 40.000 - 160.000 đồng tùy nơi, trong bối cảnh giá thế giới đi xuống.

Theo báo cáo mới nhất của Tổng cục Đường bộ Việt Nam, từ 18h ngày 10/7, sẽ yêu cầu

Tổng cục ĐBVN yêu cầu tạm dừng thu phí 4 dự án BOT do chậm trễ trong việc ký phụ lục hợp đồng triển khai thu phí tự động không dừng.

Nhà máy điện mặt trời này có công suất 50 MWp, tổng diện tích 60ha, lắp đặt hơn 150.000 tấm pin năng lượng mặt trời.

Nhận thức đầy đủ ý nghĩa, tầm quan trọng của Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” trong tiêu thụ, thúc đẩy sản xuất, tỉnh Yên Bái đã ban hành Quyết định số 1318 của Tỉnh ủy thành lập Ban Chỉ đạo (BCĐ) Cuộc vận động để BCĐ xây dựng và triển khai kế hoạch đến các tổ chức thành viên của Mặt trận, các ngành thành viên BCĐ Cuộc vận động của tỉnh. Theo đó, các ngành thành viên đã xây dựng kế hoạch, cử cán bộ tham mưu giúp việc và triển khai tổ chức thực hiện trong hệ thống tổ chức của mình đạt hiệu quả thiết thực.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục