23 địa phương tái phát dịch tả lợn châu Phi

  • Cập nhật: Thứ năm, 11/7/2019 | 3:24:50 PM

Dịch tả lợn châu Phi diễn biến rất phức tạp, lây lan nhanh và cập nhật mới nhất đã có trên 3,3 triệu con lợn bị tiêu hủy. Đáng lưu ý, dịch tả lợn châu Phi có xu hướng tái phát trở lại ở nhiều địa phương.

Sáng nay, 11.7, tại Hà Nội, Bộ Nông nghiệp- Phát triển nông thôn (NN-PTNT) tổ chức Hội nghị bàn về các giải pháp phòng chống dịch tả lợn châu Phi, nhằm giới thiệu các mô hình chăn nuôi an toàn sinh học hiệu quả, cũng như điều chỉnh, thống nhất một số giải pháp mới, hiệu quả trong phòng chống dịch tả lợn châu Phi tại các địa phương.

Theo thống kê mới nhất của Cục Thú y (Bộ NN-PTNT), dịch tả lợn châu Phi đã được ghi nhận xảy ra tại 4.442 xã, 513 huyện của 62 tỉnh, thành phố, với tổng số lợn bị bệnh buộc phải tiêu hủy đã tăng lên trên 3,3 triệu con. Đến thời điểm hiện tại, Ninh Thuận là tỉnh duy nhất chưa bị dịch tả lợn châu Phi tấn công.

Đáng lưu ý, dịch tả lợn châu Phi có xu hướng tái phát trở lại ở nhiều địa phương sau một thời gian dài không ghi nhận có lợn chết vì dịch. Theo thống kê, cả nước có 106 xã thuộc 23 tỉnh, thành phố có các ổ dịch đã trải qua 30 ngày, nhưng sau đó lại phát sinh trở lại các ổ dịch mới.

Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Nguyễn Xuân Cường nhấn mạnh, dịch tả lợn châu Phi đã trải qua 160 ngày được phát hiện chính thức tại Việt Nam, tính từ khi ổ dịch đầu tiên được giám định tại Hưng Yên. Bộ NN-PTNT ghi nhận, trong suốt nhiều năm qua, chưa có một loại dịch nào gây tác hại lớn, khó khăn và vất vả cho việc phòng, chống dịch như dịch tả lợn châu Phi vừa qua.

Ông Nguyễn Xuân Cường cũng nhấn mạnh, thiệt hại do dịch tả lợn châu Phi gây ra rất nặng nề, khi ổ dịch bùng phát chủ yếu ở các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ, liên quan trực tiếp đến sinh kế của người nông dân. Bên cạnh đó, khoản kinh phí các địa phương chi cho công tác phòng chống dịch là rất lớn, số kinh phí này vượt quá ngân sách dự phòng của nhiều địa phương.

Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường cho rằng, qua tổng kết từ thực tiễn, áp dụng các biện pháp an toàn sinh học hiện là vũ khí duy nhất để giúp các hộ chăn nuôi, cơ sở chăn nuôi lớn phòng ngừa dịch tả lợn châu Phi trong thời điểm này. Bởi theo khảo sát, dịch chủ yếu xảy ra ở các nông hộ nhỏ lẻ, quản lý, kiểm soát kém, còn đối với các sơ sở chăn nuôi công nghiệp kiểm soát chặt chẽ người, phương tiện ra vào, sử dụng các chế phẩm sinh học khử trùng tiêu độc, thì vẫn an toàn trước dịch bệnh.

"Không còn con đường nào khác, ngành chăn nuôi lợn phải sống chung với vi rút dịch tả lợn châu Phi để tính toán các bước phát triển trong tương lai, dịch bệnh này không quá đáng sợ nếu nắm vững và áp dụng đúng các nguyên lý phòng ngừa”, ông Cường nói.

Cũng theo Bộ NN-PTNT, để bảo vệ ngành chăn nuôi lợn, Bộ đã huy động các doanh nghiệp chăn nuôi lợn, trung tâm lưu giữ giống lớn triển khai các biện pháp chăn nuôi an toàn sinh học để bảo vệ đàn lợn giống cụ kỵ, ông bà, sẵn sàng phục vụ cho việc khôi phục và phát triển sản xuất của các địa phương khi có điều kiện. Bên cạnh đó, Bộ cũng đã chỉ đạo và tổ chức xây dựng được 821 vùng, cơ sở chăn nuôi lợn an toàn dịch bệnh.
(Theo TNO)

Các tin khác
Khách hàng đang giao dịch vàng miếng.

Giá vàng thế giới tương đương 39,86 triệu đồng/lượng, khi qui đổi theo tỷ giá USD tại ngân hàng Vietcombank, vàng thế giới cao hơn trong nước khoảng 410.000 đồng.

Năm 2018, chỉ số gia nhập thị trường (1 trong 10 chỉ số thành phần cấu thành nên chỉ số PCI) của tỉnh Yên Bái đã tăng 18 bậc để vươn lên vị trí thứ 25 trên bảng xếp hạng. Đây là nỗ lực lớn của tỉnh trong công tác cải cách hành chính, tạo điều kiện tối đa cho doanh nghiệp trong sản xuất kinh doanh.

Người dân đến giao dịch tại Quỹ tín dụng nhân dân phường Nguyễn Phúc, thành phố Yên Bái.

Tăng trưởng dư nợ 6 tháng đầu năm 2019, phù hợp với tăng trưởng nguồn vốn và nhu cầu sử dụng vốn. Các chi nhánh ngân hàng, quỹ tín dụng nhân dân chú trọng đầu tư cho vay lĩnh vực phát triển sản xuất nông nghiệp, nông thôn, xây dựng nông thôn mới; doanh nghiệp vừa và nhỏ...

Công nhân Công ty cổ phần Sứ kỹ thuật Hoàng Liên Sơn đưa sản phẩm vào lò nung.

Tín hiệu vui sản xuất công nghiệp Yên Bái 6 tháng đầu năm là giá trị sản xuất ước đạt 5.160 tỷ đồng, tăng 11,9% so với cùng kỳ năm trước; chỉ số phát triển có chiều hướng tăng trưởng bền vững. Tuy nhiên, giá trị sản xuất 6 tháng qua mới đạt 43% kế hoạch năm, đòi hỏi ngành công nghiệp cần chủ động tăng tốc...

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục