Trạm Tấu phát huy hiệu quả kinh tế từ cây sơn tra

  • Cập nhật: Thứ ba, 16/7/2019 | 5:05:57 PM

YênBái - Từ một loại cây tự nhiên trước đây không được quan tâm, đến nay người dân Trạm Tấu đã không chỉ giữ những diện tích tự mọc trồng nhỏ lẻ, manh mún mà trồng tập trung, sản xuất theo hướng hàng hóa. Nhiều hộ dân đã biết sơ chế, chế biến sản phẩm quả sơn tra thành những mặt hàng có giá trị kinh tế cao như rượu sơn tra, mứt sơn tra, ô mai sơn tra ...

Như nhiều hộ dân khác, trước đây cuộc sống của gia đình anh Thào A Chinh ở thôn Suối Giao, xã Xà Hồ, huyện Trạm Tấu gặp rất nhiều khó khăn. Nhưng 3 năm trở lại đây, nhờ 6ha cây sơn tra mà gia đình anh đã thoát nghèo. Có thu nhập ổn định từ cây sơn tra mang lại, anh Chinh đã tập trung chăm sóc, phân bón và học hỏi kinh nghiệm để tăng năng suất quả.



Đến nay, thôn Suối Giao, xã Xà Hồ có 66 hộ thì cả 66 hộ đều trồng sơn tra, với tổng diện tích 125ha, trong đó gần 60 ha đã cho thu hoạch. 

Thôn Suối Giao có 66 hộ thì cả 66 hộ đều trồng sơn tra với tổng diện tích 125ha, trong đó gần 60 ha đã cho thu hoạch. Bán quả sơn tra, bình quân mỗi hộ trong thôn hàng năm thu về từ 15 đến 20 triệu đồng.

Cây sơn tra được Đảng bộ xã Xà Hồ xác định là cây chủ lực trong xóa đói giảm nghèo, chỉ sau cây lúa. Cùng với số diện tích cây tự nhiên có từ trước, từ năm 2011 đến nay, xã đã vận động nhân dân trồng được trên 702 ha sơn tra, trong đó 260 ha đã cho quả. 1ha cây sơn tra mỗi năm cho hơn 1 tấn quả, với giá bán trên thị trường trung bình từ 15- 25 ngàn đồng/kg thì mỗi ha sơn tra cũng thu về trên 30 triệu đồng/năm. Đây là một khoản thu không hề nhỏ đối với đồng bào dân tộc vùng cao Trạm Tấu. 

Nhận thấy cây sơn tra ngày càng khẳng định được giá trị trên thị trường, trong thời gian qua, huyện Trạm Tấu đã tích cực tuyên truyền vận động nhân dân các xã có điều kiện thổ nhưỡng hợp với loại cây này mở rộng diện tích. Đến nay, toàn huyện đã có trên 3.700 ha sơn tra, với gần 1.000 ha đã cho thu hoạch, trong đó 300 ha cho quả thường xuyên.

Huyện Trạm Tấu đang tập trung rà soát diện tích đất, phấn đấu đến năm 2020 tổng diện tích cây sơn tra đạt trên 4.500 ha, hàng năm cung cấp ra thị trường khoảng 2.000 - 3.000 tấn quả, nâng mức thu nhập từ diện tích rừng phòng hộ có trồng sơn tra lên 80 triệu đồng/ha. 

Rõ ràng, cùng với cây lúa, cây ngô, cây sơn tra đang đóng góp tích cực vào quá trình chuyển dịch cơ cấu cây trồng xóa đói, giảm nghèo bền vững cho đồng bào vùng cao Trạm Tấu.

Văn Tuấn – Hoài Văn

Tags Trạm Tấu hiệu quả kinh tế cây sơn tra

Các tin khác
Các tập thể, cá nhân nhận bằng khen của Ban Chỉ đạo 389 Quốc gia.

6 tháng đầu năm, tình hình buôn bán, vận chuyển hàng lậu diễn ra với mức độ không lớn; hoạt động kinh doanh hàng giả chủ yếu tập trung vào một số nhóm hàng tiêu dùng như quần áo, giày dép, thiết bị vệ sinh, phụ tùng xe máy…

Cán bộ Chi cục Thuế huyện Yên Bình hướng dẫn các thủ tục hành chính cho người nộp thuế.

Năm 2019, huyện Yên Bình được HĐND, UBND tỉnh giao dự toán thu ngân sách Nhà nước (NSNN) đầu năm là 201 tỷ đồng (trong đó, thu từ tiền giao đất là 55 tỷ đồng); dự toán giao bổ sung là 208 tỷ đồng (trong đó, thu từ tiền giao đất là 58 tỷ đồng).

Nông dân Bảo Ái (Yên Bình) thu hoạch sắn trồng trên đảo hồ Thác Bà.

Xuất khẩu sắn và sản phẩm sắn trong tháng 6/2019 ước 131 nghìn tấn với giá trị 51 triệu USD...

Thủ tướng Chính phủ vừa có Công điện về đẩy nhanh tiến độ triển khai hệ thống thu phí giao thông đường bộ theo hình thức tự động không dừng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục