Yên Bái tạo đột phá trong phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế -xã hội

  • Cập nhật: Thứ hai, 22/7/2019 | 10:38:19 AM

YênBái - Nhằm tạo tiền đề cho kinh tế - xã hội (KT - XH) phát triển nhanh, bền vững, những năm qua, tỉnh Yên Bái luôn coi trọng phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng KT - XH theo hướng đồng bộ, từng bước hiện đại. Đây được xác định là một trong ba khâu đột phá chiến lược phát triển KT - XH trong giai đoạn hiện nay và những năm tiếp theo.

Lãnh đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trao đổi với nông dân vùng chuyên canh lúa chất lượng cao huyện Văn Yên.
Lãnh đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trao đổi với nông dân vùng chuyên canh lúa chất lượng cao huyện Văn Yên.

Theo đó, tỉnh đã nỗ lực vận động, thu hút và ưu tiên nguồn lực đầu tư xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông nhằm kết nối vùng, liên vùng, góp phần hoàn thành các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển KT - XH, nhất là những địa bàn trọng yếu, vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số. 

Với phương châm "trên dưới cùng làm”, tỉnh đã kết hợp nhiều nguồn lực nâng cấp các tuyến giao thông huyết mạch, tuyến giao thông tới các khu, cụm công nghiệp; tích cực triển khai Đề án "Phát triển giao thông nông thôn trên địa bàn tỉnh Yên Bái giai đoạn 2016-2020” với mục tiêu đến năm 2020 kiên cố hóa và mở mới, mở rộng trên 1.000 km đường giao thông nông thôn. 

Hiện nay, tỉnh đang đề xuất với Chính phủ, các bộ, ngành trung ương quan tâm, hỗ trợ nguồn lực đầu tư một số trục đường ngang kết nối các quốc lộ 32, 37, 70, 2D… với cao tốc Nội Bài - Lào Cai; đường nối huyện Trạm Tấu (Yên Bái) với Bắc Yên (Sơn La). 

Đồng thời, chỉ đạo các địa phương huy động, lồng ghép nguồn lực từ các chương trình mục tiêu quốc gia và các nguồn vốn khác để đầu tư phát triển hạ tầng xây dựng nông thôn mới, trọng tâm là hệ thống đường giao thông liên xã, thôn, bản, hạ tầng thông tin liên lạc, hạ tầng y tế, giáo dục. 

Cùng đó, huy động mọi nguồn lực, khai thác, sử dụng có hiệu quả tiềm năng, thế mạnh của địa phương cho phát triển theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp, xây dựng và dịch vụ, giảm tỷ trọng nông nghiệp trong cơ cấu kinh tế. 

Thực hiện quy hoạch, đầu tư phát triển các khu, cụm công nghiệp, trong đó tập trung phát triển các ngành, sản phẩm công nghiệp có lợi thế như: chế biến nông, lâm sản; khai thác và chế biến sâu khoáng sản; sản xuất vật liệu xây dựng; chế biến, chế tạo, phụ trợ; sản xuất điện, linh kiện điện tử… 

Đến nay, hầu hết các nhà máy, cơ sở sản xuất đều hoạt động hiệu quả, góp phần thúc đẩy phát triển KT - XH địa phương. Trong lĩnh vực nông nghiệp, tỉnh triển khai thực hiện đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao năng suất, chất lượng, giá trị gắn với xây dựng nông thôn mới bền vững. Đẩy mạnh tái cơ cấu nội ngành giữa các lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản, lâm nghiệp gắn với bảo đảm an ninh lương thực, bảo vệ môi trường sinh thái. 

Đặc biệt, chú trọng phát triển các vùng sản xuất nông nghiệp hàng hóa tập trung trên cơ sở phát huy lợi thế của từng vùng, như: vùng sản xuất lúa chất lượng cao, vùng cây ăn quả đặc sản có múi, vùng chè nguyên liệu theo tiêu chuẩn VietGAP, chè shan ở vùng cao và các loại cây có giá trị kinh tế cao (quế, sơn tra, tre măng Bát độ)… 

Nhằm duy trì và phát triển lĩnh vực dịch vụ, tỉnh đã tập trung ưu tiên phát triển các ngành dịch vụ có thế mạnh như: vận tải, tài chính, ngân hàng, y tế, đào tạo nghề, công nghệ thông tin; đẩy mạnh thu hút đầu tư, tăng cường liên kết với các tỉnh trong vùng để phát triển các điểm, khu du lịch lớn, nhằm thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu lao động, giải quyết việc làm, đưa du lịch trở thành ngành kinh tế quan trọng của tỉnh. 

Qua đó, tỉnh đã phát triển các loại hình dịch vụ, du lịch, tổng hợp dọc tuyến cao tốc Nội Bài - Lào Cai như: Dự án tổ hợp du lịch hồ Vân Hội, huyện Trấn Yên; Dự án Sân gôn Ngôi Sao, thành phố Yên Bái; các dự án thuộc khu du lịch hồ Thác Bà; phát huy lợi thế cảnh quan thiên nhiên, văn hóa đặc sắc, đẩy mạnh phát triển du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng, du lịch bản địa ở khu vực thung lũng Mường Lò, Mù Cang Chải, Suối Giàng... 

Nhờ đó, cơ cấu kinh tế của tỉnh có sự chuyển dịch tích cực, theo hướng tăng tỷ trọng phi nông nghiệp. Các ngành kinh tế đã thực hiện tốt nhiệm vụ tạo nguồn tích lũy, dự trữ theo kế hoạch được giao và bổ sung vào lượng dự trữ mỗi năm từ 5-10% tổng nhu cầu. 

Trong lĩnh vực văn hóa, xã hội, tỉnh tập trung đầu tư, đảm bảo cơ sở vật chất, trang thiết bị cho các bệnh viện tuyến huyện, trạm y tế xã kết hợp với đầu tư phát triển nhân lực ngành y tế, góp phần bảo vệ và chăm sóc sức khỏe cho nhân dân. 

Triển khai thực hiện Đề án sắp xếp quy mô, mạng lưới trường, lớp đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Yên Bái giai đoạn 2016 - 2020; có chính sách ưu tiên đối với hệ thống trường phổ thông dân tộc nội trú, bán trú; thực hiện đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo theo tinh thần Nghị quyết số 28-NQ/TW, hướng tới mục tiêu nâng cao chất lượng, hiệu quả và đảm bảo công bằng trong giáo dục; xây dựng và triển khai Đề án đào tạo nghề gắn với chuyển đổi cơ cấu lao động nông thôn giai đoạn đến năm 2020, định hướng đến năm 2025.

Thực hiện tốt các chính sách an sinh xã hội, xóa đói giảm nghèo (với tỷ lệ giảm hộ nghèo bình quân trên 5%/năm), chính sách đối với người có công, chính sách đặc thù đối với đồng bào dân tộc thiểu số, vùng đặc biệt khó khăn; tuyên truyền, vận động đồng bào dân tộc thiểu số định canh, định cư, thay đổi tập quán canh tác và xóa bỏ các phong tục lạc hậu. 

Đến nay, 100% xã, phường, thị trấn trong tỉnh đã được đầu tư phát triển hệ thống đường giao thông, hạ tầng lưới điện, bưu chính, viễn thông, công nghệ thông tin, dịch vụ hành chính công, từng bước nâng cao hơn đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân các dân tộc, góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội mà Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVIII đã đề ra.

Thanh Hương

Tags Yên Bái kết cấu hạ tầng đột phá chiến lược đồng bộ

Các tin khác
Cán bộ Văn phòng Xổ số miền Tây kiểm tra các loại vé xổ số trước khi bán cho các đại lý.

Trong 6 tháng đầu năm 2019, doanh thu của Văn phòng Xổ số Miền Tây đạt trên 3,8 tỷ đồng. Từ kết quả trên, thu nhập của đại lý được cải thiện nâng cao, bình quân thu nhập của một đại lý đạt từ 25 triệu đồng/năm trở lên, có các đại lý đạt 60 - 70 triệu đồng/năm.

(Ảnh minh hoạ).

Bộ Tài nguyên và Môi trường vừa có Công văn số 3482/BTNMT-TCMT gửi các Bộ: Công Thương; Giao thông vận tải; Thông tin và Truyền thông; Y tế; Khoa học và Công nghệ; Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Tài chính và Xây dựng đề nghị báo cáo tình hình nhập khẩu hàng hóa đã qua sử dụng.

VEC từng là chủ đầu tư những dự án đường cao tốc lớn nhất Việt Nam

Bộ Giao thông vận tải (GTVT) vừa có văn bản gửi Báo Dân trí trả lời về những bất cập tại Tổng Công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC), trong đó nhấn mạnh đang kiểm tra về công tác cán bộ tại VEC, đặc biệt là những sai phạm của Tổng Giám đốc Trần Văn Tám.

Trong 6 tháng năm 2019, xuất khẩu cao su tăng cả về lượng và giá trị.

Xuất khẩu cao su tăng cả về lượng và giá trị, trong 6 tháng năm 2019, cao su xuất khẩu đạt trị giá 841,83 triệu USD.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục