Yên Bình: "Liều thuốc kích thích" thoát nghèo

  • Cập nhật: Thứ tư, 14/8/2019 | 11:05:08 AM

YênBái - Số tiền 12 triệu đồng/2 công trình (mức trước đây) chưa đủ để hộ gia đình làm được công trình nước sạch, rồi nhà tắm, nhà tiêu cẩn thận nhưng cái hay của vốn ưu đãi chính là sự mở đầu, là "liều thuốc kích thích” cho các thành viên trong gia đình cùng có chí hướng phấn đấu, đầu tư thêm tiền của, công sức mà làm nên.

Cho vay đầu tư xây dựng công trình nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn là một trong 14 chương trình tín dụng chính sách của Chính phủ thông qua Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH). Có công trình nước sạch, có nhà tiêu, nhà tắm hợp vệ sinh sẽ góp phần quan trọng nâng cao chất lượng cuộc sống người dân và từng bước hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới.

Nhận thức rõ vấn đề này, những năm qua, cấp ủy, chính quyền các địa phương ở huyện Yên Bình đã phối hợp với NHCSXH huyện triển khai đầy đủ các chương trình tín dụng chính sách, trong đó có Chương trình cho vay đầu tư xây dựng công trình nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn.

Từ ngày có công trình nước sạch, có nhà tắm, nhà vệ sinh tự hoại, các thành viên trong gia đình chị Đỗ Hải Yên ở thôn Làng Cần, xã Đại Minh thay đổi thói quen sinh hoạt, sức khỏe cả nhà đều khá lên, mối bận tâm thiếu nước và chất lượng nguồn nước giờ không còn, gia đình chị có điều kiện để tăng gia, sản xuất nâng cao đời sống. 

Chia sẻ niềm vui với chị em hội viên của mình, chị Dương Thị Hồng Thắm cho biết: "Người dân vùng nông thôn nói chung và vùng Đông hồ Thác Bà nói riêng chỉ quen tắm sông, suối, hồ, đầm. Đàn ông đã vậy, chị em phụ nữ thì thiệt thòi hơn, có khi phải đợi đến đêm tối mới được tắm gội vì không có nhà tắm, nếu có thì che chắn tạm bằng mấy tàu lá cọ hoặc phên, vách tre nứa. Nước và nhà tắm thì thế, nhà tiêu còn khổ hơn, hôi thối, tạm bợ, nguy cơ dịch bệnh cũng từ đấy mà ra. Nhưng chuyện đó đã xưa dần. Từ khi có Chương trình cho vay đầu tư xây dựng công trình nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn, cấp ủy, chính quyền địa phương khuyến khích, các đoàn thể, nhất là Hội Phụ nữ rất tích cực tuyên truyền, vận động chị em vay vốn đầu tư, rồi hăng hái lao động sản xuất, tích cóp mà chi trả dần dần”. 

Được biết, tại xã Đại Minh đã có 361 hộ gia đình vay vốn về đầu tư xây dựng công trình nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn với tổng dư nợ là 4.329 triệu đồng. Giai đoạn 2014 - 2019 toàn huyện Yên Bình có 5.006 hộ vay vốn chương trình này, đã xây dựng và đưa vào sử dụng được hơn 1 vạn công trình nước sạch và nhà vệ sinh; tổng doanh số cho vay đến nay là trên 65,23 tỷ đồng, đã có hàng nghìn hộ trả được gốc và lãi với số tiền 29,088 tỷ đồng.

Cùng đi với ông Đinh Trọng Hoài - Giám đốc NHCSXH huyện Yên Bình tới thăm các hộ gia đình thuộc các xã Đại Minh, Vũ Linh, Bạch Hà… mới thấy hiệu quả của chương trình tín dụng chính sách của Chính phủ đã và đang góp sức tích cực vào công cuộc xóa đói giảm nghèo. 

Từ đồng vốn ưu đãi, bà con đã trồng rừng, nuôi cá, nuôi bò, mua máy cày, máy bừa, xây dựng nhà cửa và đầu tư xây dựng công trình nước sạch như đào giếng, lắp đường ống dẫn nước nguồn, mua téc nước, xây nhà tắm, nhà vệ sinh kín đáo, sạch sẽ; chất lượng cuộc sống người nông dân vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số từ đó cũng được nâng lên; các bệnh ngoài da, bệnh phụ khoa, dịch bệnh khác về mắt, đường tiêu hóa cũng nhờ đó mà giảm dần. 

Giám đốc NHCSXH huyện Yên Bình tâm sự: Vốn chính sách rất nhân văn không chỉ từ sự quan tâm của Đảng và Chính phủ, ví dụ như số tiền 12 triệu đồng/2 công trình (mức trước đây) chưa đủ để hộ gia đình làm được công trình nước sạch, rồi nhà tắm, nhà tiêu cẩn thận đến như vậy nhưng cái hay của vốn ưu đãi chính là sự mở đầu, là "liều thuốc kích thích” cho các thành viên trong gia đình cùng có chí hướng phấn đấu, đầu tư thêm tiền của, công sức mà làm nên. Giống như số vốn cho vay cải tạo làm nhà cửa, số tiền vay từ NHCSXH không đủ làm được những ngôi nhà khang trang, to đẹp nhưng khi được duyệt vay vốn thì đối tượng vay luôn nhận được sự quan tâm, giúp đỡ của hội, đoàn thể, sự sẻ chia của làng xóm, anh em dòng tộc… Những ngôi nhà tạm bợ, cũ nát đã được dựng nên từ chính sách tín dụng và tình đoàn kết xóm làng, anh em dòng tộc thương yêu, giúp đỡ lẫn nhau”.

14 chương trình cho vay, hàng vạn hộ dân được hưởng lợi, công cuộc xóa đói, giảm nghèo được đẩy nhanh, chất lượng cuộc sống người dân đã và đang được nâng lên từ đồng vốn tín dụng chính sách.

Anh Hải

Tags Ngân hàng Chính sách Yên Bình đồng vốn

Các tin khác
Nhân dân bản Hua Khắt, xã Nậm Khắt, huyện Mù Cang Chải phát triển chăn nuôi lợn theo Nghị quyết 69 của HĐND tỉnh.

Là huyện vùng cao, đời sống kinh tế của nhân dân chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp. Với lợi thế về nhân lực, phụ phẩm nông nghiệp, điều kiện tự nhiên có nhiều diện tích đất rừng thích hợp cho chăn thả gia súc nên chăn nuôi gia súc từ lâu đã trở thành thế mạnh của người dân huyện Mù Cang Chải.

Cán bộ Hạt Kiểm lâm huyện Văn Chấn hướng dẫn người dân kỹ thuật trồng rừng.

Năm 2024, toàn huyện Văn Chấn phấn đấu trồng rừng mới 3.100ha, đến nay đã trồng đạt 2.370,2 ha, bằng 74,6% kế hoạch.

Sử dụng né gỗ ô vuông trong ươm kén mang lại hiệu quả cao cho hộ ông Cao Tiến Xuân.

Giữa tháng 4, hộ ông Cao Tiến Xuân ở thôn Đồng Gianh, xã Báo Đáp, huyện Trấn Yên đang nuôi lứa tằm thứ ba của vụ xuân hè này. Ông Xuân cho biết, 2 lứa trước, mỗi lứa nhà ông thu được 40 kg kén. Sản phẩm kén được người cung ứng tằm giống thu mua với mức giá 160.000 đồng/kg.

Lãnh đạo huyện Văn Yên kiểm tra vùng trồng dâu nuôi tằm.

Tiếp tục thực hiện mục tiêu nghị quyết đại hội đảng bộ các cấp nhiệm kỳ 2020 - 2025, đặc biệt giúp xây dựng thành công huyện đạt chuẩn nông thôn mới (NTM) vào cuối năm 2024 theo đúng lộ trình, kế hoạch đề ra, ngay từ đầu năm, Văn Yên đề ra nhiều giải pháp cụ thể để cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh trên thị trường.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục