Ngày 21/8 (theo giờ địa phương), Bộ Thương mại Mỹ (DOC) đã công bố kết quả cuối cùng thuế chống bán phá giá tôm Việt bán vào Mỹ là 0%.
|
Ảnh minh họa.
|
Theo đó, tháng 4/2019, Bộ Thương mại Mỹ đã công bố kết quả sơ bộ thuế CBPG cho tôm Việt Nam trong giai đoạn xem xét hành chính lần thứ 13 (từ 1/2/2017 đến 31/1/2018) với thuế suất 0% cho 2 doanh nghiệp bị đơn bắt buộc và 29 doanh nghiệp bị đơn tự nguyện và đến ngày 21/8 công bố kết quả chính thức cuối cùng.
Cụ thể, mức thuế này được áp dụng với hai bị đơn bắt buộc là Công ty Sao Ta và Công ty Nha Trang Seafood. Ngoài ra, 29 doanh nghiệp còn lại cũng được áp mức thuế chống bán phá giá là 0% khi xuất khẩu sang Mỹ.
Trước đó, ngày 10/9/2018, DOC cũng đã thông báo kết quả cuối cùng thuế chống bán phá giá (CBPG) cho tôm Việt Nam trong giai đoạn xem xét hành chính lần thứ 12 – POR12 (từ 1/2/2016- 31/1/2017) là 4,58%.
Trong khi mức thuế sơ bộ mà DOC thông báo ngày 8/3/2018 cho đợt xem xét hành chính lần thứ 12 – POR12 là 25,39% và vẫn khả quan hơn so với mức thuế cuối cùng của giai đoạn POR11.
Như vậy, mức thuế chống bán phá giá mà phía Mỹ áp cho Việt Nam liên tục giảm trong những năm gần đây cho thấy chiều hướng tích cực của ngành xuất khẩu tôm sang thị trường này.
Theo Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam (VASEP), giá trị xuất khẩu tôm Việt Nam sang Mỹ trong tháng 7 năm nay tăng 37,2% đạt 77 triệu USD. Tính đến hết tháng 7, giá trị xuất khẩu tôm sang thị trường này đạt 327,4 triệu USD, tăng 5%.
VASEP nhận định, nhu cầu nhập khẩu tôm của Mỹ từ Việt Nam đang ấm dần lên do tồn kho giảm trong khi Mỹ cũng đang giảm nhập khẩu từ Ấn Độ, Thái Lan và giảm mạnh nhập khẩu từ Trung Quốc.
Do đó, việc tôm Việt Nam đạt mức thuế 0% trong kết quả cuối cùng của đợt xem xét hành chính lần thứ 13 từ Bộ Thương mại Mỹ là một tín hiệu vô cùng tích cực, giúp toàn ngành xuất khẩu tôm tăng trưởng trở lại.
(Theo BizLIVE)
Gia đình anh Nguyễn Đình Tước là hộ trồng rừng có kinh tế khá từ trồng rừng ở thôn Đồng Tâm, xã Phú Thịnh với hơn 2 ha. Năm 2015, anh Tước được Hội Nông dân xã lựa chọn tham gia nhóm hộ sản xuất gỗ rừng trồng của xã Phú Thịnh thuộc Chương trình FFF giai đoạn I (2015 - 2017).
Thống kê sơ bộ, hiện tại huyện Văn Yên có 12 nhà máy chế biến tinh dầu quế với công suất 500 tấn/năm, tạo việc làm trực tiếp cho 500 lao động và gián tiếp cho 5.000 hộ.
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) vừa ban hành Văn bản 6422/NHNN-TT yêu cầu NHNN chi nhánh tỉnh, thành phố thực hiện một số công việc để đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt đối với dịch vụ công.
Đến nay vẫn còn 35.148 tỷ đồng kế hoạch đầu tư vốn ngân sách nhà nước năm 2019 (bằng 9,3% kế hoạch vốn được Quốc hội thông qua) chưa được Bộ Kế hoạch và Đầu tư trình Thủ tướng Chính phủ giao vốn.