Trạm Tấu chú trọng phát triển đàn đại gia súc

  • Cập nhật: Thứ ba, 17/9/2019 | 1:58:11 PM

YênBái - Nhờ phát huy lợi thế từ diện tích bãi chăn thả, huyện Trạm Tấu đã triển khai nhiều chính sách hỗ trợ, đẩy mạnh tuyên truyền người dân phát triển chăn nuôi đại gia súc tập trung theo hướng hàng hóa, bền vững.

Mô hình chăn nuôi đại gia súc của gia đình ông Thào A Tủa, xã Xà Hồ, huyện Trạm Tấu
Mô hình chăn nuôi đại gia súc của gia đình ông Thào A Tủa, xã Xà Hồ, huyện Trạm Tấu

Nhận thức phát triển đàn gia súc đem lại hiệu quả kinh tế cao, chị Giàng Thị Cu ở xã Pá Lau đã mạnh dạn đầu tư mua trâu về nuôi. Từ một con trâu nái, 2 con bò, đến nay, đàn gia súc của gia đình đã lên 11 con. Thu nhập từ bán trâu, bò của gia đình được trên 100 triệu đồng, giúp gia đình chị Cu làm được nhà, mua được vật dụng sinh hoạt và cho con đi học. Chăn nuôi đại gia súc cũng giúp cho gia đình chị Lường Thị Bun ở bản Lừu 2, xã Hát Lừu thoát nghèo, vươn lên thành hộ khá giả. 

Từ 20 triệu đồng nguồn vốn vay của Ngân hàng Chính sách xã hội huyện, chị Bun đã mua một con bò về nuôi. Sau gần 20 năm chăn nuôi đại gia súc, gia đình chị đã có một đàn bò với số lượng lớn, hiện là trên 10 con bò, 2 con trâu, thu nhập từ việc bán gia súc mỗi năm đạt gần 100 triệu đồng, giúp gia đình trở thành hộ khá giả. 

Xã Hát Lừu hiện có tổng đàn đại gia súc gần 1.000 con, trong đó 20 hộ chăn nuôi có quy mô từ 7 - 20 con. Ông Lò Văn Chiến - Chủ tịch UBND xã Hát Lừu cho biết: "Nhờ phát triển chăn nuôi đại gia súc nên nhiều hộ dân ở Hát Lừu không chỉ xóa được đói, giảm được nghèo mà còn vươn lên thành hộ khá giả. Để tiếp tục duy trì và phát triển đàn đại gia súc, xã sẽ tiếp tục tuyên truyền, vận dụng nguồn vốn hỗ trợ người chăn nuôi; phối hợp tổ chức các lớp tập huấn kỹ thuật về chăn nuôi đại gia súc và vận động người dân chăn nuôi theo hướng thành lập các trang trại, tuân thủ việc nuôi nhốt hoặc chăn thả gia súc đúng nơi quy định, đảm bảo yêu cầu kỹ thuật chăn nuôi, tuyệt đối không được thả rông gia súc... ". 

Hiện, toàn huyện có tổng đàn gia súc chính đạt 28.652 con, đạt 82,7% kế hoạch năm, tăng 420 con so với cùng kỳ năm 2018; trong đó, đàn trâu 8.485 con, đàn bò 4.794 con; tỷ lệ hộ chăn nuôi có chuồng trại nuôi nhốt gia súc đạt 89. 

Những tháng đầu năm 2019, huyện đã triển khai nhiều dự án, chính sách để phát triển đàn đại gia súc, bao gồm các chương trình: hỗ trợ nguồn vốn cho người dân phát triển đàn vật nuôi, cải tạo giống trâu, bò; chỉ đạo các xã, thị trấn đẩy mạnh công tác tuyên truyền, hướng dẫn các hộ chăn nuôi chủ động đầu tư con giống, các biện pháp phòng, chống dịch bệnh, làm chuồng trại kiên cố, không thả rông gia súc; hỗ trợ tìm kiếm thị trường tiêu thụ sản phẩm...

Anh Hảng A Thào - Phó trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Trạm Tấu cho biết: "Từ việc triển khai Đề án Hỗ trợ phát triển chăn nuôi gia súc giai đoạn 2016 - 2021, huyện đã hỗ trợ phát triển cho 50 mô hình chăn nuôi đại gia súc quy mô từ 10 con đến trên 30 con, đem lại hiệu quả kinh tế thiết thực và trở thành những mô hình kinh tế nông nghiệp tiêu biểu để nhân dân học tập, làm theo. 

Để tiếp tục phát triển chăn nuôi đại gia súc tại địa phương, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện sẽ tiếp tục tham mưu cho huyện có những cơ chế đặc thù cho các hộ chăn nuôi thương phẩm; tiếp tục mở rộng thị trường tiêu thụ. 

Bên cạnh đó, Phòng sẽ tăng cường công tác kiểm tra, theo dõi tình hình dịch bệnh, đảm bảo việc kiểm dịch động vật, kiểm soát giết mổ được duy trì thường xuyên; tiếp tục triển khai kế hoạch tiêm phòng định kỳ và tiêm phòng lở mồm long móng, tiêu độc khử trùng đợt 2 năm 2019 cho đàn gia súc. 

Thêm vào đó, tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền lồng ghép kỹ thuật chăn nuôi đại gia súc ở những buổi họp thôn bản và cầm tay chỉ việc cho bà con nông dân những kỹ thuật chăn nuôi, trồng ngô,  chăn thả gia súc, dự trữ thức ăn cho gia súc, kỹ thuật phòng chống rét, phòng bệnh cho gia súc...".

Hoài Văn

Các tin khác
Quang cảnh Hội nghị.

Từ nay đến cuối năm, huyện Văn Yên sẽ thành lập 2 hợp tác xã, 4 tổ hợp tác để hình thành 2 chuỗi liên kết sản xuất trồng dâu nuôi tằm tại 3 xã; xây dựng kế hoạch phát triển nghề trồng dâu nuôi tằm gắn với phát triển du lịch nông thôn, du lịch trải nghiệm sinh thái về dâu tằm tại các địa phương có lợi thế.

Giá vàng miếng SJC tăng mạnh sau phiên đấu thầu vàng.

Sau hơn 3 tiếng giao dịch buổi sáng, giá vàng SJC bật tăng lên mốc 85 triệu đồng/lượng. Giá vàng SJC tăng mạnh hơn sau khi Ngân hàng Nhà nước đấu thầu vàng lần 1.

Người dân xã Giới Phiên, thành phố Yên Bái sản xuất miến đao

Phát triển tiểu thủ công nghiệp (TTCN) đang là hướng đi hiệu quả, giúp đẩy mạnh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thay đổi bộ mặt nông thôn. Nhiều làng nghề truyền thống trên địa bàn tỉnh Yên Bái được duy trì, phát triển, tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân.

Bí thư Tỉnh ủy Đỗ Đức Duy cùng đoàn công tác thăm Nhà máy ươm tơ tự động của Công ty cổ phần Dâu tằm tơ Yên Bái đóng tại thôn Làng Qua, xã Báo Đáp, huyện Trấn Yên.

Trong 3 năm qua (từ 2021 – 2023), tỉnh Yên Bái đã thu hút được 20 dự án vào lĩnh vực chế biến nông lâm, thủy sản với tổng vốn đầu tư hơn 1.800 tỷ đồng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục