Vinamilk, TH True Milk, Mộc Châu Milk, Nutifood, Hanoimilk đã được Trung Quốc chấp thuận cho xuất khẩu sữa chính ngạch.
|
Dây chuyền sản xuất sữa của Vinamilk.
|
Ông Tống Xuân Chinh, Phó cục trưởng Chăn nuôi (Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn) cho biết, khoảng trung tuần tháng 10/2019, lô sữa đầu tiên của Việt Nam sẽ xuất khẩu chính ngạch sang Trung Quốc.
Theo ông Chinh, 5 doanh nghiệp đầu tiên được đề xuất xuất khẩu là Vinamilk, TH True milk, Mộc Châu Milk, Nutifood, Hanoimilk. Tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu sữa sẽ tăng từ 120 triệu USD lên 300 triệu USD trong năm tới. Sữa nước và sữa chua là những mặt hàng mà người dân nước này ưa chuộng.
Hồ sơ đã được Trung Quốc chấp thuận và hải quan nước này đã xét duyệt. Sau khi được cấp mã số xuất khẩu, doanh nghiệp sẽ được xuất sang. Tùy vào việc sắp xếp đơn hàng của các doanh nghiệp mà thời gian xuất khẩu khác nhau.
Đại diện Vinamilk cho biết đang chờ phía Trung Quốc cấp mã số xuất khẩu. Sau khi có mã số này doanh nghiệp mới bắt đầu đi in bao bì để đóng gói sản phẩm và thời gian này có thể mất hơn một tháng. Tuy nhiên, doanh nghiệp cũng sẽ cố gắng để có sản phẩm sớm nhất sau khi được cấp mã.
"Trước mắt chúng tôi sẽ xuất khẩu sữa chua mang thương hiệu riêng cho thị trường này. Sản phẩm sẽ được làm theo khẩu vị người Trung Quốc. Mẫu mã bao bì được thiết kế hoàn toàn bằng tiếng Trung", đại diện Vinamilk nói.
Theo Bộ Nông nghiệp Trung Quốc, nguồn cung sữa nội địa hiện chỉ sản xuất đủ đáp ứng 75% nhu cầu. Dự báo năm 2019, Trung Quốc nhập khẩu 39,43 triệu tấn sữa và sản phẩm sữa, trong đó lượng sữa tươi nhập khẩu khoảng 750.000 tấn và khoảng 650.000 tấn sữa bột. Đây sẽ là cơ hội cho các doanh nghiệp đẩy mạnh xuất khẩu, trong đó có Việt Nam.
Theo Cục Chăn nuôi, đến năm 2018 tổng đàn bò sữa của Việt Nam trên 294.000 con, tăng gần 11%, sản lượng gần 940.000 tấn. Mục tiêu đến năm 2020, tổng đàn bò Việt Nam đạt 500.000 con, sản lượng 1 triệu tấn sữa và đến năm 2030, tổng đàn bò lên 700.000 con, sản lượng sữa tới 2 triệu tấn.
(Theo VnExpress)
Sáng nay (26/9), giá vàng SJC giảm 300.000 đồng/lượng về mức 42,30 triệu đồng/lượng, nhưng vẫn cao hơn giá vàng thế giới 40.000 đồng/lượng.
Bà Georgieva đã trở thành nữ Tổng Giám đốc thứ hai của IMF sau bà Christine Lagarde, người đã từ chức trước đó để lãnh đạo Ngân hàng Trung ương châu Âu.
Dự án mở rộng nhà máy thủy điện Hòa Bình dự kiến sẽ được khởi công vào quý IV/2020 và phấn đấu hoàn thành vào năm 2023.
Năm 2019, thành phố Yên Bái được phê duyệt 6 dự án phát triển sản xuất liên kết theo chuỗi giá trị gắn với sản xuất tiêu thụ sản phẩm. Đây là cơ hội để người dân thay đổi tư duy, tập quán canh tác nhỏ lẻ sang liên kết sản xuất hàng hóa có quy mô lớn, chất lượng cao.