Trồng ba kích xen cam, quýt

  • Cập nhật: Thứ năm, 3/10/2019 | 1:48:49 PM

YênBái - Sau lần đi Hà Giang theo Chương trình Hỗ trợ rừng và trang trại (FFF) của Tổ chức Nông Lương của Liên hợp quốc (FAO) tổ chức, ông Nguyễn Trí Tuệ ở thôn Khe Sấu, xã Đào Thịnh, huyện Trấn Yên mang về trồng 100 cây ba kích. Trong lần đi tham quan Quảng Ninh tiếp đó, có thêm 1.000 gốc ba kích tím được ông đưa về trồng.

Sau 3 năm, những gốc ba kích tím của hộ ông Nguyễn Trí Tuệ đều sinh trưởng, phát triển tốt.
Sau 3 năm, những gốc ba kích tím của hộ ông Nguyễn Trí Tuệ đều sinh trưởng, phát triển tốt.

Ông Tuệ cho biết: "Thật ra, cây ba kích ở địa phương tôi chính là cây ruột gà chứ cũng không lạ lẫm gì. Những ai làm thuốc nam thì cũng đều biết cây này vì lấy rễ củ làm thuốc. Cánh đàn ông thì biết nhiều đến rượu ngâm ba kích. Chỉ khác là tại những địa phương đó thì người ta trồng cây ba kích để bán, còn ở quê tôi thì cây mọc tự nhiên”. 

Qua tìm hiểu của ông, cây ba kích phù hợp nhất với đất tơi xốp và có tán che. Vậy nhưng, ông vẫn đưa ba kích về trồng trên những chân đất đồi bạc màu cũng lại không có tán che. Lý do được ông giải thích như sau: ở Bắc Giang, người dân trồng ba kích dưới tán cây vải nhưng đất không phải là tốt; sang Quảng Ninh, đất xấu mà người dân vẫn trồng ba kích. Thế nên ông cũng không ngần ngại đưa về trồng trên đất đồi gò nhà mình. 

Tại những nơi ông đến tham quan, ba kích sau 3 năm có thể bán 350.000 đồng/kg rễ củ và sau 5 năm có thể được tới giá 500.000 đồng.

1.100 gốc ba kích ngày đó, nay còn khoảng 800 gốc theo nhẩm tính của ông Tuệ. Với kinh nghiệm ông học hỏi của các hộ thì khi trồng cây ba kích nên chọn lúc râm trời và trồng bằng bầu giống là tốt nhất. Khoảng cách ông trồng cây cách cây là 1 m, hố trồng có kích thước sâu rộng dài đều 30 cm. 

Trước khi trồng, ông trực tiếp bón lót phân chuồng ủ trộn lẫn phân NPK. Tỷ lệ cây sống đạt khoảng 80% và đến nay, hầu hết các gốc ba kích tím trên đồi đã to bằng ngón tay. Toàn bộ số ba kích được ông cắm rèo cao 1,5 - 1,7 m cho cây leo và đều đã vượt quá rèo. 

Theo chia sẻ của ông Tuệ, đã 3 năm nay, việc chăm sóc của gia đình đối với cây ba kích cũng không có gì đặc biệt. Do trồng xen cùng diện tích gia đình trồng gần 1 ha cam, quýt nên việc phát quang cỏ cho ba kích cũng được làm luôn theo hình thức phát máy thủ công. Nguồn dinh dưỡng hàng năm của ba kích cũng ăn theo nguồn của cam, quýt.

Ông Tuệ nói cuối năm nay vừa tròn 3 năm, ông sẽ đào thử để biết năng suất cụ thể cũng như để so sánh năng suất của ba kích với những nơi ông từng đến. Tại huyện Sơn Động, tỉnh Bắc Giang và huyện Ba Chẽ, tỉnh Quảng Ninh thì sau 3 năm, một gốc ba kích cho thu bình quân từ 2,5 - 3 kg, những cây 5 năm đạt 5 - 7 kg/gốc.

Dù chưa rõ thực tế năng suất ba kích ra sao nhưng ông Tuệ luôn vui với quyết định của mình và tin rằng sẽ có kết quả tốt.

Nguyễn Thơm

Các tin khác
Sản phẩm dầu lạc của Hợp tác xã Thái Sơn, huyện Lục Yên.

Tỉnh Yên Bái đã xây dựng được một số sản phẩm nông nghiệp đặc sản, đặc trưng, có thương hiệu, gắn kết giữa sản xuất với chế biến và tiêu thụ như: cam sành Lục Yên, bưởi Đại Minh, chè Suối Giàng, gạo Mường Lò…

Giá vàng bật tăng mạnh, tiến gần mốc 42 triệu đồng/lượng. (Ảnh minh họa)

Giá vàng trong nước và thế giới tiếp tục tăng mạnh, giá vàng SJC hiện đang cao hơn giá vàng thế giới 50.000 đồng/lượng.

Đó là quế điếu và chè Bát tiên chất lượng cao.

Hệ thống chưng cất tinh dầu sả tại xã Bản Mù, huyện Trạm Tấu.

Nếu như thu nhập từ trồng ngô, lúa nương đạt 6 triệu đồng/ha thì trồng sả cho thu nhập 35 đến 45 triệu đồng/ha.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục