Tổng kết 10 năm xây dựng nông thôn mới

Chương trình “mỗi xã một sản phẩm”: Sức bật xây dựng nông thôn mới Yên Bái

  • Cập nhật: Chủ nhật, 6/10/2019 | 3:57:37 PM

YênBái - Vừa qua, tỉnh Yên Bái đã ban hành Đề án "Chương trình mỗi xã một sản phẩm tỉnh Yên Bái giai đoạn 2019 - 2020, định hướng đến năm 2030”.

Năm 2016, Cục Sở hữu trí tuệ cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu tập thể
Năm 2016, Cục Sở hữu trí tuệ cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu tập thể "Bưởi Đại Minh”.

Yên Bái là tỉnh miền núi có lợi thế về sản xuất nông nghiệp với nhiều mặt hàng nông sản đặc trưng. Vừa qua, tỉnh đã ban hành Đề án "Chương trình mỗi xã một sản phẩm tỉnh Yên Bái giai đoạn 2019 - 2020, định hướng đến năm 2030”. Chương trình "Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP) được triển khai sẽ tạo sức bật cho nông nghiệp, nông thôn và nông dân trong quá trình xây dựng nông thôn mới (XDNTM).

Phát triển sản phẩm lợi thế

Xã Giới Phiên, thành phố Yên Bái có gần 50 hộ dân làm nghề sản xuất miến đao, trung bình mỗi năm cung ứng ra thị trường khoảng 600 - 700 tấn miến, doanh thu đạt trên 24 tỷ đồng. Hiện tại, xã đã thành lập được Hợp tác xã Sản xuất, kinh doanh miến đao Giới Phiên và được Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) cấp Chứng nhận bảo hộ độc quyền nhãn hiệu tập thể "Miến đao Giới Phiên”. 

Điều này đã giúp cho sản phẩm miến Giới Phiên đứng vững trên thị trường trong và ngoài tỉnh. Bưởi Đại Minh, huyện Yên Bình là giống bưởi bản địa, có lịch sử lâu đời tại xã Đại Minh cách đây khoảng 300 năm. 

Năm 2016, Cục Sở hữu trí tuệ cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu tập thể "Bưởi Đại Minh” đã khẳng định bước tiến mới cho sản phẩm này trên thị trường và tạo điều kiện để giống bưởi Đại Minh phát triển, mở rộng thị trường khắp các tỉnh trung du, miền núi phía Bắc và khu vực đồng bằng sông Hồng... 

Nhờ vậy, đến nay, xã Đại Minh đã có nhiều mô hình trồng bưởi, vườn bưởi cổ thụ, vườn bưởi kiểu mẫu có quy mô diện tích lớn, chủ động áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào phát triển cây bưởi theo hướng VietGAP, sản phẩm hữu cơ... được hình thành. Hiện, toàn xã có trên 980 hộ dân thì có trên 80% số hộ trồng bưởi, tổng diện tích trên 270 ha, doanh thu mỗi năm đạt gần 50 tỷ đồng. 

Cùng với miến đao Giới Phiên, bưởi Đại Minh thì hiện nay tại các địa phương còn nhiều sản phẩm thuộc các nhóm sản phẩm OCOP có thể tham gia Chương trình "Mỗi xã một sản phẩm” như: cốm Tú Lệ, sơn tra Mù Cang Chải, gạo Séng Cù, dệt thổ cẩm Nghĩa Lộ, rượu Bách Chi, chè Suối Giàng, quế Văn Yên...  



Miến đao Giới Phiên, thành phố Yên Bái được xây dựng thành sản phẩm đặc trưng của địa phương.

Để mỗi xã có một sản phẩm đặc trưng

Yên Bái có nhiều sản phẩm đặc trưng, vùng sản xuất nông nghiệp chuyên canh để xây dựng mỗi xã một sản phẩm như: vùng sản xuất rau an toàn tại xã Yên Phú, huyện Văn Yên với quy mô hơn 6 ha; sản xuất rau thủy canh tại xã Minh Bảo, thành phố Yên Bái, diện tích 0,2 ha đạt tiêu chuẩn VietGAP. 

Diện tích cây ăn quả toàn tỉnh có gần 7.800 ha; trong đó, vùng cây ăn quả có múi đạt hơn 3.576 ha. Cùng đó, các giống cây ăn quả đặc sản theo lợi thế vùng miền đã được quan tâm đầu tư phát triển như: bưởi Ðại Minh, huyện Yên Bình; cam CS1, V2, bưởi Diễn, quýt Đường canh, huyện Văn Chấn, Lục Yên và Trấn Yên... sản lượng quả các loại hàng năm đạt khoảng 36.000 tấn. 

Trên địa bàn tỉnh đã hình thành một số vùng sản xuất lâm nghiệp hàng hóa tập trung, có hiệu quả kinh tế cao hơn so với trồng cây lâm nghiệp thông thường như: vùng trồng quế với diện tích hơn 68 nghìn ha; vùng tre măng Bát độ hơn 3.600 ha; vùng trồng cây sơn tra gần 6.200 ha. Đây là lợi thế lớn để các địa phương xây dựng thương hiệu, nâng cao giá trị, tạo sản phẩm chủ lực phát triển kinh tế, làm giàu cho nông dân gắn với xây dựng nông thôn mới. 

Qua điều tra, khảo sát tại 180 xã, phường và thị trấn trên địa bàn, tỉnh Yên Bái hiện có 192 sản phẩm thuộc 6 nhóm sản phẩm OCOP có thể tham gia Chương trình "Mỗi xã một sản phẩm”, trong đó: thực phẩm có 160 sản phẩm; đồ uống 7 sản phẩm; dược liệu 1 sản phẩm; vải và may mặc 6 sản phẩm; lưu niệm, nội thất, trang trí 6 sản phẩm; dịch vụ du lịch 12 sản phẩm. 

Mục tiêu cụ thể của OCOP giai đoạn 2019 - 2020 là phấn đấu chuẩn hóa 20 sản phẩm. Trong năm 2019, có từ 3 - 5 sản phẩm đạt chất lượng 3 sao; năm 2020, có 15 sản phẩm; phát triển từ 1 - 2 mô hình phát triển du lịch nông thôn, kết hợp bảo tồn các giá trị văn hóa tạo ra sản phẩm dịch vụ du lịch…



 Vùng trồng quế của Yên Bái có diện tích hơn 68 nghìn ha.

Chương trình OCOP không chỉ mang ý nghĩa về phát triển sản xuất mà còn giúp khu vực nông thôn giải quyết những vấn đề quan trọng trong giảm nghèo, tạo việc làm, phát huy tính sáng tạo, trí tuệ của người dân, xây dựng mối liên kết kinh tế cộng đồng bền vững. 

Đây được coi là hướng đi đúng và trúng trong việc lan tỏa thương hiệu địa phương, nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường và quan trọng nhất là nâng cao thu nhập cho người nông dân, góp phần tích cực hoàn thành chương trình XDNTM tại các địa phương.

Hồng Duyên

Tags OCOP nông thôn mới miến Giới Phiên bưởi Đại Minh quế Văn Yên tre Bát độ dâu tằm cam sành

Các tin khác
Công nhân tại một công trình xây dựng ở Jakarta, Indonesia.

Nhiều nước Đông Nam Á và khu vực lân cận đang cạnh tranh gắt gao nhằm lôi kéo nguồn đầu tư đang rời khỏi Trung Quốc do tác động từ cuộc chiến tranh thương mại Mỹ - Trung.

9 tháng năm 2019, xuất siêu lâm sản đạt 6 tỷ USD

Là ngành duy nhất trong lĩnh vực nông nghiệp có sự tăng trưởng ổn định, thậm chí tăng trưởng thần tốc, song nhiều nghiên cứu đã cảnh báo rủi ro cho ngành hàng xuất khẩu lâm sản - thế mạnh 11 tỷ USD của Việt Nam.

Khách tham quan các gian hàng tại Phiên chợ.

Tối 4/10, Sở Công thương tỉnh Yên Bái phối hợp với UBND huyện Lục Yên tổ chức phiên chợ đưa hàng Việt về miền núi tại thị trấn Yên Thế.

Phó Thủ tướng yêu cầu công khai giá điện năm 2018 (ảnh minh họa)

Phó Thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ vừa yêu cầu Bộ Công Thương rà soát chi phí đầu vào, giá thành sản xuất kinh doanh điện năm 2018, công bố công khai chậm nhất vào tháng 11/2019.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục