Yên Bái tái đàn sau bệnh dịch tả lợn châu Phi

  • Cập nhật: Thứ năm, 7/11/2019 | 7:51:32 AM

YênBái - Khi bệnh dịch tả lợn châu Phi (BDTLCP) xảy ra, tỉnh Yên Bái xác định đây là dịch bệnh rất nguy hiểm có thể sẽ kéo dài. Vì vậy, tỉnh đã chỉ đạo việc tái đàn phát triển chăn nuôi trong thời điểm dịch chưa được khống chế.

Vệ sinh tiêu độc khử trùng là một trong những biện pháp quan trọng khi thực hiện chăn nuôi an toàn sinh học.
Vệ sinh tiêu độc khử trùng là một trong những biện pháp quan trọng khi thực hiện chăn nuôi an toàn sinh học.

Cụ thể là chỉ tái đàn đối với các hộ, các cơ sở chăn nuôi lợn áp dụng các biện pháp chăn nuôi an toàn sinh học và tái đàn trong các cơ sở chăn nuôi an toàn chưa xảy ra dịch bệnh. Đối với các hộ, các cơ sở chăn nuôi lợn nhỏ lẻ không áp dụng được chăn nuôi an toàn sinh học chuyển hướng sang chăn nuôi các loại vật nuôi khác. 

Đối với các cơ sở bị dịch và dịch đã qua 30 ngày và công bố hết dịch trên địa bàn khi áp dụng chăn nuôi an toàn sinh học, việc tái đàn phải hết sức cẩn trọng và theo từng đợt: tái đàn với số lượng khoảng 10% tổng số lợn có thể nuôi tại cơ sở và sau khi nuôi tái đàn được 30 ngày, thực hiện việc lấy mẫu xét nghiệm, nếu tất cả các xét nghiệm đều âm tính với BDTLCP thì khi đó mới nuôi tái đàn cho đủ quy mô cần nuôi. 

Việc tái đàn lợn cũng chỉ được thực hiện khi cơ sở chăn nuôi có đầy đủ các trang thiết bị, dụng cụ chăn nuôi đảm bảo được các yêu cầu về an toàn sinh học trong chăn nuôi, chủ động kiểm soát về con giống và nguồn thức ăn. 

Cơ sở chăn nuôi phải định kỳ thực hiện vệ sinh, khử trùng, tiêu độc tại khu vực chăn nuôi bằng vôi bột hoặc hóa chất; vệ sinh, khử trùng, tiêu độc đối với người, phương tiện ra, vào khu vực chăn nuôi theo đúng quy trình kỹ thuật chăn nuôi; hạn chế người không có nhiệm vụ ra, vào khu vực chăn nuôi; có biện pháp ngăn chặn các loại vật khác đến. Ngoài ra, tỉnh tăng cường chỉ đạo chăn nuôi an toàn sinh học, thực hành chăn nuôi tốt, xây dựng cơ sở, chuỗi cơ sở và vùng an toàn dịch bệnh. 

Ngày 25/7/2019, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã có Công văn số 5329/BNN-CN về việc tăng cường một số biện pháp kỹ thuật tổng hợp về an toàn sinh học trong chăn nuôi lợn để phòng chống BDTLCP. 

Đối với chăn nuôi lợn nông hộ, chăn nuôi lợn trang trại cần thực hiện các yêu cầu về chuồng trại và trang thiết bị chăn nuôi; con giống; thức ăn và nước uống; chăm sóc, nuôi dưỡng; vệ sinh chăn nuôi và kiểm soát người ra, vào khu vực chăn nuôi; kiểm soát phương tiện vận chuyển, trang thiết bị, dụng cụ chăn nuôi; xử lý chất thải chăn nuôi; quản lí dịch bệnh; riêng đối với chăn nuôi lợn trang trại có thêm nội dung ghi chép và kiểm tra nội bộ. 

Công văn này cũng đưa ra khuyến cáo sử dụng chế phẩm vi sinh trong thức ăn cho lợn: nguyên tắc sử dụng thức ăn có bổ sung chế phẩm vi sinh; hướng dẫn sử dụng thức ăn có bổ sung chế phẩm vi sinh. Như vậy, các hộ, các cơ sở chăn nuôi lợn khi tiến hành tái đàn và trong suốt quá trình chăn nuôi phải thực hiện nghiêm túc các quy định, khuyến cáo của cơ quan chức năng để công tác phòng chống BDTLCP đạt kết quả tốt hơn.

Nguyễn Thơm

Tags Tái đàn tả lợn châu Phi khu vực chăn nuôi xử lý chất thải dịch bệnh

Các tin khác

3 doanh nghiệp mới thu hút đầu tư sản xuất vào Cụm công nghiệp Âu Lâu, thành phố Yên Bái là Công ty cổ phần Thương mại và Sản xuất LTT với Dự án nhà máy công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng (dung dịch thủy ngân hữu cơ MMA), Công ty TNHH Việt Nam Polymer industries với Dự án nhà máy sản xuất bao bì PP - bao Jumbo xuất khẩu, Công ty TNHH ngành gỗ Hồng Nguyên với Dự án nhà máy sản xuất ván ép.

Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Nguyễn Xuân Cường trả lời tại phiên chất vấn.

Dịch tả lợn châu Phi là một loại dịch lịch sử trong ngành chăn nuôi Việt Nam và chăn nuôi thế giới, khi xâm nhập vào đàn lợn gây tỷ lệ chết 100%.

Lực lượng chức năng ở Hà Nội diễn tập ứng phó với dịch tả.

Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường cho biết, đàn lợn giống với 109.000 con đã được bảo vệ nghiêm ngặt trong dịch tả lợn châu Phi.

Công trình cải tạo, nâng cấp bờ hồ thị trấn Yên Thế phấn đấu hoàn thành trước tết Nguyên đán 2020.

Năm 2019, Ban Quản lý Dự án đầu tư xây dựng huyện Lục Yên quản lý 118 công trình, trong đó, có 54 công trình chuyển tiếp và 64 công trình khởi công mới, với mức đầu tư trên 274 tỷ đồng. Đến ngày 22/10, huyện đã giải ngân được trên 75% kế hoạch.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục