EVN hoàn thành vượt tiến độ một số công trình lưới điện

  • Cập nhật: Thứ sáu, 8/11/2019 | 9:00:59 AM

Ngay sau khi Thủ tướng Chính phủ phê duyệt điều chỉnh, bổ sung quy hoạch các công trình lưới điện truyền tải theo văn bản 1891/TTg-CN ngày 27/12/2018, EVN đã khẩn trương tổ thực hiện đầu tư xây dựng các dự án lưới điện truyền tải trên địa bàn Ninh Thuận, Bình Thuận.

Công trình nâng công suất trạm 220 kV Tháp Chàm (tại Ninh Thuận) mới hoàn thành và đưa vào vận hành vào cuối tháng 10/2019
Công trình nâng công suất trạm 220 kV Tháp Chàm (tại Ninh Thuận) mới hoàn thành và đưa vào vận hành vào cuối tháng 10/2019

Cụ thể, trong thời gian qua, tổng công suất nguồn năng lượng tái tạo (NLTT) như điện gió, điện mặt trời đã được phê duyệt quy hoạch trên địa bàn tỉnh trên địa bàn các tỉnh Ninh Thuận và Bình Thuận là 4.600MW, trong đó đến nay đã đưa vào vận hành 41 nhà máy với tổng công suất khoảng 2.140MW.

Thông tin cập nhật đến nay cho thấy các công trình truyền tải điện được bổ sung theo quy hoạch này dự kiến đều thực hiện đạt và vượt tiến độ so với kế hoạch ban đầu, bao gồm: Nâng công suất trạm 220 kV Tháp Chàm từ 2x125MVA lên 2x250MVA; bổ sung thêm máy biến áp thứ 2 tại trạm 220 kV Hàm Tân; đầu tư xây dựng trạm 220 kV Phan Rí (2x250MVA) và đường dây đấu nối, đầu tư xây dựng trạm 220 kV Ninh Phước (2x250MVA) và đường dây đấu nối và nâng công suất các trạm 500kV Vĩnh Tân, Di Linh.

Vào tháng 10/2019 vừa qua, Tổng Công ty Truyền tải điện Quốc gia (thuộc EVN) đã hoàn thành nâng công suất trạm 220 kV Tháp Chàm, vượt tiến độ 1 năm so với kế hoạch và hoàn thành đầu tư xây dựng máy biến áp thứ 2 trạm 220kV Hàm Tân, vượt sớm hơn 2 tháng so với tiến độ đã được phê duyệt.

Mặc dù vậy, các công trình lưới điện 220kV nêu trên được tính toán đề xuất tương ứng với tổng quy mô các nhà máy điện mặt trời, điện gió được phê duyệt bổ sung quy hoạch tính đến thời điểm tháng 8/2018. Trên thực tế, trong thời gian từ tháng 8/2018 đến tháng 12/2018 đã có thêm một số nhà máy NLTT tiếp tục được bổ sung quy hoạch, gây đầy và quá tải một số đường dây 110kV và trạm biến áp 220kV khu vực Ninh Thuận, Bình Thuận.

Để góp phần tăng cường năng lực lưới điện giải tỏa công suất các nguồn điện NLTT trên địa bàn các tỉnh Ninh Thuận, Bình Thuận ngay từ năm 2020, EVN vừa có văn bản báo cáo và đề nghị Bộ Công Thương báo cáo Thủ tướng Chính phủ phê duyệt điều chỉnh, bổ sung quy hoạch: Trạm 220kV Phước Thái: điều chỉnh từ quy mô công suất 250 MVA lên mức 625 MVA, tiến độ phấn đấu hoàn thành năm 2020 và giao EVN làm chủ đầu tư dự án; Trạm biến áp 220kV Vĩnh Hảo: bổ sung quy hoạch thêm trạm biến áp 220/110kV, công suất 250 MVA tại vị trí trạm cắt 110kV Vĩnh Hảo 6 (tỉnh Bình Thuận) và nhánh rẽ 220kV đấu chuyển tiếp vào 1 mạch đường dây 220kV Phan Rí – Vĩnh Tân, chiều dài khoảng 2x1km, tiến độ phấn đấu vận hành năm 2020 và giao các Chủ đầu tư các nhà máy điện mặt trời tại khu vực Bình Thuận tự đầu tư và quản lý vận hành.

Ngoài ra, EVN cũng kiến nghị Bộ Công Thương phê duyệt bổ sung quy hoạch các đường dây 110kV Phước Thái – Phước Hữu và Phước Thái - Phước Hữu ĐL 1 với các đặc tính kỹ thuật và tiến độ đồng bộ với trạm 220 kV Phước Thái quy mô công suất đề nghị ở mức 625 MVA.

(Theo dangcongsan.vn)

Các tin khác
Cầu Làng Lớn, xã An Thịnh, huyện Văn Yên cơ bản hoàn thành và chuẩn bị bàn giao, đưa vào sử dụng.

Dự án xây dựng cầu dân sinh (LRAMP), do Ngân hàng Thế giới (WB) hỗ trợ vốn vay, qua hơn 2 năm thực hiện ở nhiều tỉnh, thành cả nước đã giúp kết nối nhiều vùng giao thông khó khăn, mở ra cơ hội phát triển kinh tế - xã hội địa phương.

Một khu nuôi cá lồng trên hồ Thác Bà thuộc xã Phan Thanh, huyện Lục Yên.

Nhằm khai thác diện tích mặt nước của hồ Thác Bà, thời gian gần đây, nhiều hộ dân xã Phan Thanh, huyện Lục Yên đã phát triển nghề nuôi trồng thủy sản, nhất là nuôi cá lồng nhằm mở ra hướng phát triển kinh tế mới, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, ổn định đời sống nhân dân vùng ven hồ.

Việc triển khai thực hiện các dự án phát triển sản xuất liên kết theo chuỗi giá trị giúp ngành nông nghiệp phát triển theo hướng bền vững. Nhờ đó, tốc độ tăng trưởng bình quân toàn ngành nông nghiệp đạt từ 4 - 5%/năm, giá trị sản xuất nông nghiệp tăng 8,9% so với năm 2015, thu nhập bình quân đầu người khu vực nông thôn tăng trên 10%/năm…

Trong buổi chất vấn Bộ trưởng Bộ Công Thương, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng đã làm rõ thêm một số nội dung mà đại biểu Quốc hội và cử tri quan tâm, trong đó có trách nhiệm của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ trong việc đảm bảo cung ứng đủ điện cho phát triển kinh tế-xã hội.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục