Liên kết nâng cao giá trị gia tăng cho chuỗi giá trị nông sản

  • Cập nhật: Thứ tư, 13/11/2019 | 8:56:02 AM

Tăng cường liên kết luôn được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xem là giải pháp chính nhằm nâng cao giá trị gia tăng cho chuỗi giá trị nông sản.

Các phiên chợ nông sản an toàn giới thiệu sản phẩm đến người tiêu dùng.
Các phiên chợ nông sản an toàn giới thiệu sản phẩm đến người tiêu dùng.

Đã có hơn 1.200 chuỗi nông sản an toàn

Từ năm 2002, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 80/2002/QĐ-TTg về chính sách khuyến khích tiêu thụ nông sản hàng hóa thông qua hợp đồng. Tiếp sau đó, đến năm 2013 là Quyết định số 62/2013/QĐ-TTg về chính sách khuyến khích liên kết gắn sản xuất với tiêu thụ nông sản, xây dựng cánh đồng lớn. 

Và hiện nay là Nghị định số 98/2018/NĐ-CP của Chính phủ về Chính sách khuyến khích phát triển sản xuất gắn với tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp thay thế Quyết định số 62/2013/QĐ-TTg. Thực hiện liên kết, gắn sản xuất với tiêu thụ nông sản, tính đến nay, cả nước đã có 2.975 hợp tác xã (HTX) nông nghiệp tham gia liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm với 1.082 doanh nghiệp. 

Đối với các chuỗi nông sản an toàn, trên địa bàn cả nước có 1.254 chuỗi được chứng nhận với 1.452 sản phẩm. Chủ yếu tập trung ở các sản phẩm như: rau, củ, quả các loại, lúa gạo, cà phê, hồ tiêu, điều, chè, thịt gà… Bên cạnh đó, cả nước có 3.172 điểm bán các sản phẩm nông sản theo chuỗi giá trị, trong đó có 649 địa chỉ kinh doanh đã được cấp giấy xác nhận chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn.

Với việc liên kết sản xuất, phát triển HTX là một trong 19 tiêu chí xây dựng nông thôn mới. Thời gian qua cả nước đã có 6.709 xã đạt tiêu chí số 13 về tổ chức sản xuất trong bộ tiêu chí quốc gia xã nông thôn mới (bằng 75,2% tổng số xã trong cả nước). Cả nước xây dựng được 21.000 mô hình liên kết chuỗi giá trị ở các xã đạt chuẩn nông thôn mới.

Đặc biệt, về xây dựng các chuỗi liên kết 3 trục nông sản trụ cột của tái cơ cấu ngành nông nghiệp, riêng chuỗi liên kết cá tra ba cấp, 2 tỉnh (Đồng Tháp, An Giang) đã ban hành Kế hoạch triển khai Đề án liên kết sản xuất giống cá tra ba cấp chất lượng cao. 

Trong đó, tỉnh An Giang đã thành lập được 2 chi hội sản xuất giống cá tra, xây dựng được 4 chuỗi liên kết giống cá tra ba cấp, bổ sung thay thế dần đàn cá bố mẹ hiện có bằng đàn cá tra cải thiện di truyền về tốc độ tăng trưởng và kháng bệnh. 

Về chuỗi liên kết ngành hàng lúa gạo, các chuỗi lúa gạo đã góp phần củng cố các HTX nông nghiệp tham gia liên kết, ổn định và mở rộng diện tích liên kết bền vững. Trong đó, ngày 24/9/2019 đã tổ chức ký kết sản xuất tiêu thụ lúa gạo giữa 19 HTX (trong vùng dự án "Phát triển chuỗi giá trị cho các hộ sản xuất nhỏ theo định hướng thị trường” của 4 tỉnh, thành phố: Bạc Liêu, Đồng Tháp, Cần Thơ, An Giang với các doanh nghiệp trên địa bàn.

Kết hợp các giải pháp đồng bộ

Để tăng cường liên kết, nâng cao giá trị gia tăng cho chuỗi giá trị nông sản trên cả nước, theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, cần đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền về liên kết gắn sản xuất với tiêu thụ nông sản và các quy chuẩn, tiêu chuẩn, thông tin về thị trường.

Cụ thể, tuyên truyền về các mô hình liên kết hiệu quả, các tiến bộ khoa học kỹ thuật, những cách làm hay của các địa phương để cùng học hỏi và phát triển. Bên cạnh đó, tăng cường thông tin, truyền thông về các vùng sản xuất an toàn thực phẩm, các thương hiệu, chỉ dẫn địa lý, nhãn hiệu tập thể… đến các kênh phân phối, người tiêu dùng để ưu tiên trong việc kết nối cung – cầu, lựa chọn tiêu thụ sản phẩm.

Đáng chú ý, thường xuyên hoặc theo mùa vụ các cơ quan có liên quan cung cấp các thông tin về giá cả, xu hướng biến động của thị trường, nông sản để các đơn vị, người sản xuất nắm bắt, chủ động trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, giảm tình trạng dư cung hoặc thiếu cung về sản phẩm, hạn chế các tổn thất cho người nông dân.

Mặt khác, khuyến khích áp dụng các quy chuẩn, tiêu chuẩn để nâng cao chất lượng sản phẩm, đảm bảo an toàn thực phẩm, xây dựng thương hiệu. Hỗ trợ nông dân các kiến thức về sản xuất theo các tiêu chuẩn quy định (VietGAP, GlobalGAP, oganic…) nhằm sản xuất ra các sản phẩm đạt tiêu chuẩn an toàn thực phẩm.

Cùng với đó, cần đẩy mạnh các hoạt động như: tổ chức các hội chợ, triển lãm, hội nghị, hoạt động giao thương, trưng bày nông sản thực phẩm của các địa phương để tạo điều kiện thuận lợi cho việc kết nối các doanh nghiệp phân phối, siêu thị, chuỗi thực phẩm, doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu, nhà hàng, khách sạn, các hộ kinh doanh tại chợ đầu mối với các HTX, hộ sản xuất, chế biến nông sản, cũng như tham gia vào hệ thống phân phối nước ngoài, tham gia chuỗi giá trị toàn cầu.

Tổ chức đưa các doanh nghiệp phân phối siêu thị, chuỗi thực phẩm, doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu xuống trực tiếp các vùng sản xuất để hướng dẫn cho HTX, hộ nông dân phương thức bảo quản, thu mua, sơ chế, đóng gói, tem, nhãn mác… nhằm dễ dàng đưa vào kênh tiêu thụ.

(Theo dangcongsan.vn)

Các tin khác
Thành phố Yên Bái đang tiến hành giải phóng mặt bằng 23 công trình tạo quỹ đất sạch phục vụ cho phát triển đô thị.

Thành phố đang tiến hành giải phóng mặt bằng 23 công trình để tạo quỹ đất sạch phục vụ phát triển đô thị, tập trung chủ yếu vào các công trình đường giao thông, quỹ đất tái định cư, quỹ đất đấu giá quyền sử dụng đất, trụ sở các cơ quan.

Toàn huyện có 643 hội viên được vay vốn để đầu tư phân bón, cây, con giống, thức ăn chăn nuôi, máy móc, nông cụ phát triển sản xuất.

Thực hiện Phong trào “Phụ nữ thực hành tiết kiệm làm theo lời Bác”, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) huyện Lục Yên đã tuyên truyền, vận động hội viên các xã, thị trấn tiếp tục duy trì, phát triển Mô hình Quỹ “Tiết kiệm 5.000 đồng”, tạo nguồn vốn vay giúp hội viên phát triển kinh tế và vươn lên thoát nghèo.

Giá thịt lợn trên thị trường tăng cao, người chăn nuôi lợn đang có lãi lớn.

Giá lợn hơi trong nước đang dao động từ 70.000 - 72.000 đồng/kg. Với mức giá này, người chăn nuôi lợn có lãi lớn, tuy nhiên giá tăng chỉ là ngắn hạn (1 - 3 tháng) và tăng cục bộ, trong khi đó chu kỳ chăn nuôi lợn thịt từ 4 đến 5 tháng/lứa. Do đó, việc đầu tư tái đàn lợn thịt ồ ạt ở thời điểm này là mạo hiểm, vừa có nguy cơ về dịch bệnh, vừa rủi ro về giá xuất bán trong thời gian tới.

Sơ chế chè ở Hợp tác xã Vạn Hoa, huyện Văn Chấn.

Bằng việc tổ chức thực hiện các cơ chế, chính sách về cán bộ, đào tạo và bồi dưỡng nguồn nhân lực; đất đai; hỗ trợ khoa học kỹ thuật; xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường… phù hợp với thực tiễn địa phương, Yên Bái đã tạo điều kiện cho các hợp tác xã phát triển.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục