Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Chi nhánh Bắc Yên Bái: Kiên định mục tiêu nông nghiệp - nông thôn

  • Cập nhật: Thứ ba, 19/11/2019 | 8:00:55 AM

YênBái - Thực hiện phương án tái cơ cấu Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn (Agribank) và tổ chức sắp xếp lại mạng lưới hoạt động nhằm đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ của Agribank trong thời kỳ mới, kể từ ngày 20/10/2019, Agribank Chi nhánh thành phố Yên Bái được nâng cấp từ Chi nhánh loại II, hạng 3 thành Chi nhánh loại I, hạng I và đổi tên thành Agribank Chi nhánh Bắc Yên Bái và sẽ ra mắt vào ngày 22/11/2019.

Lãnh đạo Agribank Chi nhánh Bắc Yên Bái trao tặng công trình trường học cho xã Lang Thíp, huyện Văn Yên.
Lãnh đạo Agribank Chi nhánh Bắc Yên Bái trao tặng công trình trường học cho xã Lang Thíp, huyện Văn Yên.

Nhân dịp này, ông Nguyễn Mạnh Hồng - Giám đốc Chi nhánh đã trả lời phỏng vấn của phóng viên (P.V) Báo Yên Bái.

P.V: Sự ra đời Agribank Chi nhánh Bắc Yên Bái có ý nghĩa như thế nào, thưa ông?

Ông Nguyễn Mạnh Hồng: Agribank Chi nhánh tỉnh Yên Bái được thành lập ngày 26/3/1988, tính đến thời điểm 30/9/2019 là chi nhánh loại I, hạng I trực thuộc Agribank Việt Nam. Gồm Hội sở và 10 chi nhánh loại II với 33 phòng giao dịch phụ thuộc. Số biên chế là 427 người, tổng nguồn vốn 7.422 tỷ đồng, tổng dư nợ cho vay nền kinh tế 10.484,2 tỷ đồng, thu dịch vụ đạt 29,4 tỷ đồng. 

Thực hiện phương án tái cơ cấu Agribank và tổ chức sắp xếp lại mạng lưới hoạt động nhằm đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ của Agribank trong thời kỳ mới, Hội đồng thành viên Agribank đã ban hành Quyết định số 834/QĐ-HĐTV-TCTL ngày 7/10/2019 về thay đổi tên gọi Agribank Chi nhánh thành phố Yên Bái cùng các phòng giao dịch phụ thuộc và Quyết định  số 838/QĐ-HĐTV-TCTL ngày 4/10/2019 về điều chỉnh phạm vi quản lý của Chi nhánh Agribank trên địa bàn tỉnh Yên Bái. 

Theo đó, kể từ ngày 20/10/2019 Agribank Chi nhánh thành phố Yên Bái được nâng cấp từ Chi nhánh loại II, hạng 3 thành Chi nhánh loại I, hạng I và đổi tên thành Agribank Bắc Yên Bái. Agribank Bắc Yên Bái được giao quản lý, điều hành mọi hoạt động của chi nhánh các huyện Văn Yên, Lục Yên, Yên Bình.

P.V: Ông có thể khái quát quy mô của Agribank Chi nhánh Bắc Yên Bái cũng như chức năng, nhiệm vụ của Chi nhánh?

Ông Nguyễn Mạnh Hồng: Agribank Chi nhánh Bắc Yên Bái sau khi được thành lập có trụ sở tại số 133, đường Nguyễn Thái Học, phường Nguyễn Thái Học, thành phố Yên Bái, tỉnh Yên Bái, là chi nhánh loại I hạng I, trực thuộc Agribank Việt Nam. 

Gồm Hội sở và 3 chi nhánh loại II với 11 phòng giao dịch phụ thuộc. Tổng nguồn vốn 3.109 tỷ đồng, trong đó: tiền gửi dân cư đạt 2.979 tỷ đồng, chiếm 95,8% tổng nguồn vốn huy động; tổng dư nợ cho vay nền kinh tế 4.844 tỷ đồng, trong đó: dư nợ cho vay nông nghiệp nông thôn đạt 4.102 tỷ đồng, chiếm 84% tổng dư nợ; thu dịch vụ đạt 13,4 tỷ đồng. Agribank Chi nhánh Bắc Yên Bái thực hiện một số lĩnh vực, nghiệp vụ kinh doanh theo quy định của pháp luật, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Agribank. 

Cụ thể như sau: huy động vốn (nhận tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm, phát hành chứng chỉ tiền gửi, kỳ phiếu, tín phiếu và các hình thức huy động vốn khác); cấp tín dụng trong phạm vi phân cấp phán quyết và phê duyệt của Agribank theo quy định; mở tài khoản thanh toán cho khách hàng và cung ứng các phương tiện thanh toán, dịch vụ thanh toán trong nước, quốc tế; tham gia hệ thống thanh toán nội bộ, thanh toán song phương, thanh toán liên ngân hàng, thanh toán quốc tế và các hệ thống thanh toán khác.

Thực hiện dịch vụ quản lý thu chi tiền mặt, tư vấn ngân hàng, tài chính; dịch vụ quản lý, bảo quản tài sản, cho thuê tủ, két an toàn; tư vấn tài chính doanh nghiệp, tư vấn mua bán hợp nhất, sát nhập doanh nghiệp và tư vấn đầu tư… cung ứng dịch vụ ngoại hối chi khách hàng trong nước và ngoài nước; ủy thác, nhận ủy thác, đại lý trong lĩnh vực liên quan đến hoạt động ngân hàng, kinh doanh bảo hiểm, quản lý tài sản; mua, đầu tư, sở hữu bất động sản để sử dụng làm trụ sở kinh doanh, địa điểm làm việc hoặc cơ sở kho tàng phục vụ trực tiếp cho các hoạt động nghiệp vụ của Agribank, cho thuê một phần trụ sở kinh doanh chưa sử dụng hết thuộc sở hữu của Agribank; nắm giữ bất động sản do việc xử lý nợ vay theo quy định và thực hiện nhiệm vụ khác do cấp có thẩm quyền Agribank giao.

P.V: Những thuận lợi và khó khăn của Agribank Chi nhánh Bắc Yên Bái khi đi vào hoạt động là gì, thưa ông?

Ông Nguyễn Mạnh Hồng: Tính đến thời điểm hiện tại, Agribank vẫn là ngân hàng có quy mô lớn nhất Việt Nam và lớn nhất tại tỉnh Yên Bái, thương hiệu Agribank đã được khẳng định bằng chất lượng phục vụ; đặc biệt trong suốt quá trình ra đời và phát triển, Agribank luôn đồng hành với nông nghiệp và nông dân, bám sát các chương trình kinh tế của Chính phủ cũng như của các địa phương. 

Truyền thống đoàn kết, tận tụy, tương thân, tương ái gắn liền với công nghệ tiên tiến, hiện đại cũng là tài sản lớn của chúng tôi; cùng với đó là đội ngũ cán bộ nhân viên có trình độ chuyên môn, có đạo đức lối sống trong sáng và tinh thần, thái độ, phong cách phục vụ văn minh, chuyên nghiệp đã được khẳng định từ mấy chục năm qua. 

Là ngân hàng thương mại lớn, Agribank luôn nhận được sự quan tâm của cấp ủy, chính quyền địa phương, sự cộng tác, giúp đỡ, phối hợp hiệu quả của các cơ quan, ban ngành, đặc biệt là sự đồng hành của các khách hàng cá nhân và doanh nghiệp. Mỗi người cán bộ Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn điều hiểu thế mạnh của mình cũng như rất vinh dự và tự hào với điều đó. 

Tuy nhiên, chúng tôi cũng nhận thức được những khó khăn trước mắt cũng như lâu dài của mình, đó là sự cạnh tranh gay gắt trên lĩnh vực ngân hàng; những bất trắc, rủi ro của nền kinh tế, trong quá trình sản xuất, kinh doanh của khách hàng dù là doanh nghiệp hay hộ gia đình…

P.V: Nhiệm vụ trước mắt cũng như lâu dài của Chi nhánh là gì, thưa ông?

Ông Nguyễn Mạnh Hồng: Ngay sau khi thực hiện các quyết định của Hội đồng Thành viên, chúng tôi đã sớm ổn định tổ chức bộ máy, phân công trách nhiệm, bảo đảm cơ sở vật chất trang thiết bị… nhằm vận hành toàn hệ thống một cách bình thường, không để xảy ra gián đoạn. 

Toàn thể cán bộ, nhân viên trong Chi nhánh tập trung phấn đấu thực hiện thắng lợi nhiệm vụ quý IV và cả năm 2019, tạo nền tảng vững chắc cho năm 2020 và những năm tiếp theo. 

Với chức năng và nhiệm vụ được giao, Agribank Chi nhánh Bắc Yên Bái tiếp tục kiên định mục tiêu nông nghiệp nông thôn cũng như bám sát vào các chương trình kinh tế lớn của tỉnh để đầu tư cho vay, cùng đó là triển khai thật tốt các loại hình dịch vụ ngân hàng… 

Tập thể lãnh đạo, cán bộ, nhân viên Agribank Chi nhánh Bắc Yên Bái sẽ phát huy tinh thần đoàn kết, sáng tạo, vượt khó vươn lên, xứng đáng với truyền thống và thương hiệu Agribank. 

Nhân dịp này, tập thể lãnh đạo, cán bộ, nhân viên Agribank Chi nhánh Bắc Yên Bái xin bày tỏ lòng biết ơn và mong muốn Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh; cấp ủy, chính quyền các huyện, thị xã, thành phố; các quý khách hàng và bà con nông dân quan tâm, tin tưởng, tạo điều kiện ủng hộ để đổng vốn Agribank cũng như các sản phẩm dịch vụ ngân hàng Agribank phát huy hiệu quả, đóng góp vào sự phồn thịnh trên quê hương Yên Bái.

P.V: Trân trọng cảm ơn ông và chúc Agribank Chi nhánh Bắc Yên Bái ngày càng phát triển.

Lê Phiên (thực hiện)

Tags Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Chi nhánh Bắc Yên Bái kiên định mục tiêu nông nghiệp nông thôn

Các tin khác
Nhân dân bản Hua Khắt, xã Nậm Khắt, huyện Mù Cang Chải phát triển chăn nuôi lợn theo Nghị quyết 69 của HĐND tỉnh.

Là huyện vùng cao, đời sống kinh tế của nhân dân chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp. Với lợi thế về nhân lực, phụ phẩm nông nghiệp, điều kiện tự nhiên có nhiều diện tích đất rừng thích hợp cho chăn thả gia súc nên chăn nuôi gia súc từ lâu đã trở thành thế mạnh của người dân huyện Mù Cang Chải.

Cán bộ Hạt Kiểm lâm huyện Văn Chấn hướng dẫn người dân kỹ thuật trồng rừng.

Năm 2024, toàn huyện Văn Chấn phấn đấu trồng rừng mới 3.100ha, đến nay đã trồng đạt 2.370,2 ha, bằng 74,6% kế hoạch.

Sử dụng né gỗ ô vuông trong ươm kén mang lại hiệu quả cao cho hộ ông Cao Tiến Xuân.

Giữa tháng 4, hộ ông Cao Tiến Xuân ở thôn Đồng Gianh, xã Báo Đáp, huyện Trấn Yên đang nuôi lứa tằm thứ ba của vụ xuân hè này. Ông Xuân cho biết, 2 lứa trước, mỗi lứa nhà ông thu được 40 kg kén. Sản phẩm kén được người cung ứng tằm giống thu mua với mức giá 160.000 đồng/kg.

Lãnh đạo huyện Văn Yên kiểm tra vùng trồng dâu nuôi tằm.

Tiếp tục thực hiện mục tiêu nghị quyết đại hội đảng bộ các cấp nhiệm kỳ 2020 - 2025, đặc biệt giúp xây dựng thành công huyện đạt chuẩn nông thôn mới (NTM) vào cuối năm 2024 theo đúng lộ trình, kế hoạch đề ra, ngay từ đầu năm, Văn Yên đề ra nhiều giải pháp cụ thể để cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh trên thị trường.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục