Sản xuất nông nghiệp ở Yên Bái: Cần chuyển từ bề rộng sang chiều sâu

  • Cập nhật: Thứ sáu, 29/11/2019 | 8:00:41 AM

YênBái - Sau gần 5 năm thực hiện đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp, sản xuất nông nghiệp Yên Bái có bước phát triển mạnh. Toàn tỉnh có 61 xã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới (NTM), huyện Trấn Yên đạt chuẩn NTM, thành phố Yên Bái, thị xã Nghĩa Lộ hoàn thành nhiệm vụ xây dựng NTM.

Chương trình xây dựng nông thôn mới làm thay đổi diện mạo ở Minh Quán. (Ảnh: Minh Huyền)
Chương trình xây dựng nông thôn mới làm thay đổi diện mạo ở Minh Quán. (Ảnh: Minh Huyền)

Cái được rõ hơn cả là đã làm thay đổi tập quán canh tác nhỏ lẻ, phân tán, tự cung tự cấp sang sản xuất chuyên canh hàng hóa tập trung, phát triển các loại sản phẩm hàng hóa chủ lực, khối lượng lớn, chất lượng nâng cao và sản xuất theo chuỗi giá trị. 

Cùng đó, cơ cấu kinh tế nội ngành được điều chỉnh và dần chuyển dịch tăng tỷ trọng ngành chăn nuôi, thủy sản nhằm nâng cao giá trị sản xuất. 

Thực hiện các chủ trương, chính sách phát triển toàn diện ngành nông nghiệp gắn với xây dựng NTM, trong đó, tập trung cơ cấu lại ngành nông nghiệp theo hướng chuyển dịch phát triển sản phẩm nông nghiệp đảm bảo về chất lượng, theo nhu cầu thị trường. 

Nhờ vậy, tốc độ tăng tổng sản phẩm nông, lâm nghiệp và thủy sản bình quân 5 năm (2016 - 2020) đạt 4,55% (mục tiêu là 4,5%). Giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản năm 2018 đạt 6.877 tỷ đồng, tăng gần 14% so với năm 2015. 

Cơ cấu nông, lâm nghiệp và thủy sản có sự chuyển dịch đúng hướng (năm 2016 đạt 24,08%, dự kiến năm 2019 đạt 22,30% trong cơ cấu GRDP của tỉnh và mục tiêu đến năm 2020 là 21,30%). 

Đặc biệt, tỉnh đã có các mặt hàng nông, lâm sản xuất khẩu chủ lực như: quế, chè, tinh bột sắn, gỗ... và kim ngạch xuất khẩu hàng năm đạt gần 50 triệu USD. Tỉnh đã hình thành một số vùng sản xuất hàng hóa tập trung như: vùng lúa hàng hóa chất lượng cao gần 3.000 ha, vùng quế gần 70.000 ha; sơn tra trên 8.000 ha, phát triển vùng cây nguyên liệu phục vụ sản xuất các sản phẩm từ gỗ 100.000 ha... 

Đến trung tuần tháng 11/2019, có 61 xã được công nhận đạt chuẩn NTM, chiếm 38,85% tổng số xã, vượt 144% mục tiêu Nghị quyết Đại hội XVIII Đảng bộ tỉnh đề ra; dự kiến cuối năm 2019 số xã đạt chuẩn NTM là 69 xã, 1 huyện đạt chuẩn NTM là huyện Trấn Yên. 

Thu nhập bình quân khu vực nông thôn năm 2019 ước đạt gần 30 triệu đồng/người, tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 11,88%. diện mạo nông thôn có sự đổi thay rõ nét, đời sống vật chất, tinh thần người dân được nâng lên. 

Tuy nhiên, bên cạnh kết quả đạt được, sản xuất nông nghiệp vẫn còn những hạn chế nhất định cần khắc phục như: cơ cấu kinh tế chuyển dịch chậm; tỷ trọng trong chăn nuôi đạt thấp (31,5%); công tác quy hoạch, kế hoạch, đặc biệt là quy hoạch vùng sản xuất nguyên liệu cho chế biến, vùng chuyên canh còn bất cập; sản xuất nhỏ lẻ, nhiều nơi còn manh mún, tự cung, tự cấp nhất là ở vùng cao, vùng đồng bào dân tộc.

Cùng đó, việc ứng dụng khoa học, kỹ thuật vào sản xuất còn chậm, nhất là khâu thu hoạch, bảo quản sau thu hoạch; số doanh nghiệp đầu tư vào sản xuất nông nghiệp còn khiêm tốn, dẫn đến việc sản xuất theo chuỗi giá trị chưa nhiều, chất lượng sản phẩm hàng hóa không cao; giá trị sản xuất trên mỗi héc-ta canh tác còn thấp (trồng trọt đạt 57 triệu đồng/ha, chăn nuôi thủy sản đạt 120 triệu đồng/ha...).

Để thực hiện đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp, nhất là thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh nhiệm kỳ 2015 - 2020 với mục tiêu xây dựng nền nông nghiệp phát triển toàn diện, ngay trong lúc này, tỉnh và ngành nông nghiệp, các địa phương cần rà soát, điều chỉnh các quy định được phê duyệt để hình thành các vùng sản xuất hàng hóa quy mô lớn.

Phát huy tích cực các nội dung tái cơ cấu và hiệu quả của các cơ chế, chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản; hoàn thiện cơ chế, chính sách, tạo động lực mới cho "tam nông” và tạo điều kiện để các thành phần kinh tế, đặc biệt là nông dân, doanh nghiệp tiếp cận thuận lợi hơn về đất đai, nguồn vốn, thị trường để đầu tư sản xuất nông nghiệp và phát triển nông thôn.

Tiếp tục đổi mới và phát triển các hình thức tổ chức sản xuất phù hợp, hiệu quả; khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi phát triển doanh nghiệp nông nghiệp; đẩy mạnh đổi mới và phát triển các hợp tác xã nông nghiệp, phát triển trang trại theo hướng chú trọng hơn tới việc tổ chức nông dân sản xuất hàng hóa quy mô lớn, chất lượng cao.

Phát triển các hình thức hợp tác, liên kết sản xuất, tiêu thụ nông sản theo chuỗi giá trị; tiếp tục mở rộng quy mô, nâng cao chất lượng đào tạo nông dân, phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp; giải quyết các vấn đề cốt lõi trong chuỗi sản xuất, nhất là công nghệ giống, quy trình sản xuất, chế biến, tiêu thụ.

Khai thác tốt tiềm năng, thế mạnh, đăng ký nhãn hiệu, quảng bá sản phẩm để tiêu thụ các sản phẩm nhằm nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống nhân dân; khuyến khích nhân rộng mô hình kiểm soát, quản lý chất lượng nông sản theo chuỗi, áp dụng triệt để các tiêu chuẩn VietGAP, ISO... và huy động tối đa các nguồn lực đầu tư xã hội vào lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn để đáp ứng yêu cầu của nền sản xuất hàng hóa quy mô lớn.

Ngọc Trúc

Tags nông thôn mới vùng chuyên canh liên kết sản xuất chuỗi giá trị

Các tin khác
Ảnh minh họa

Quốc hội vừa ban hành Nghị quyết số 88/2019/QH14 phê duyệt Đề án tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030.

Sản xuất hàng dệt may xuất khẩu.

Quốc hội thông qua dự toán ngân sách nhà nước năm 2020 cụ thể: Tổng số thu ngân sách nhà nước là 1.512.300.000 triệu đồng, tổng số chi ngân sách nhà nước là 1.747.100.000 triệu đồng.

Biểu quyết thông qua Nghị quyết.

Chính phủ chỉ đạo, hướng dẫn các bộ, cơ quan trung ương và các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương phân bổ vốn đầu tư phát triển theo thứ tự ưu tiên đã được quy định trong Luật và Nghị quyết của QH.

Đồng chí Đỗ Đức Duy - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh trao quyết định công nhận xã Hồng Ca đạt chuẩn nông thôn mới.

Xã Hồng Ca (Trấn Yên) có 13 thôn thì có tới 6 thôn đặc biệt khó khăn, đồng bào dân tộc Mông chiếm 35%, dân tộc Tày chiếm 52%. Với những nỗ lực chung và sự đồng lòng của cấp ủy, chính quyền địa phương và nhân dân, mới đây Hồng Ca đã trở thành xã cuối cùng của huyện cán đích nông thôn mới (NTM).

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục