Văn Chấn: Thay đổi nhận thức, giữ vững nhãn hiệu

  • Cập nhật: Thứ tư, 15/1/2020 | 8:13:46 AM

YênBái - Sau 3 năm kể từ khi vùng quy hoạch cam tại 9 xã, thị trấn vùng ngoài của huyện Văn Chấn được Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) cấp Giấy chứng nhận nhãn hiệu tập thể “Cam Văn Chấn” tỉnh Yên Bái, người trồng cam tại đây đã thay đổi rõ rệt nhận thức và hành động về tập quán canh tác.

Người trồng cam thị trấn Nông trường Trần Phú ủ đỗ tương, mật mía và chế phẩm sinh học để tưới cho cam.
Người trồng cam thị trấn Nông trường Trần Phú ủ đỗ tương, mật mía và chế phẩm sinh học để tưới cho cam.

Từ khi thành lập năm 2017, Hợp tác xã Trồng cây ăn quả và Dịch vụ tổng hợp Trần Phú (HTX) ở thị trấn Nông trường Trần Phú đã vận động 42 hộ thành viên thay đổi tập quán canh tác và tư duy lợi ích lâu dài để sử dụng và giữ vững hiệu quả nhãn hiệu tập thể "Cam Văn Chấn”. 

Ông Trần Văn Sinh - thành viên HTX cho biết: "Là địa điểm cung cấp các vật tư nông nghiệp, gia đình tôi đã lựa chọn những loại cây giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật uy tín, chất lượng để cung ứng cho bà con, đặc biệt là không bán thuốc trừ cỏ cho người trồng cam. Bản thân tôi cũng tự tìm hiểu cách ứng dụng các chế phẩm sinh học để hướng dẫn, giới thiệu cho bà con sử dụng như: ủ đỗ tương, mật mía và chế phẩm sinh học emina để kích rễ hay ủ tỏi, ớt, chế phẩm sinh học để phòng trừ sâu bệnh...”. 

Không chỉ những thành viên trong HTX thay đổi, rất nhiều hộ trồng cam ở đây cũng đã thay đổi hẳn tập quán canh tác từ chỉ dựa vào kinh nghiệm sang áp dụng khoa học - kỹ thuật, tích cực ứng dụng các biện pháp canh tác sinh học và có nguồn gốc tự nhiên. 

Chị Trần Thị Hiền ở tổ dân phố số 2 chia sẻ: "Từ khi các ban, ngành, đoàn thể tuyên truyền, vận động phải thay đổi để xây dựng thương hiệu, nâng cao giá trị sản phẩm, bảo vệ sức khỏe của người sản xuất và người tiêu dùng chúng tôi đã dần thay đổi tập quán sản xuất. Hiện, gia đình tôi không sử dụng thuốc trừ cỏ, thuốc bảo vệ thực vật đều tìm hiểu và lựa chọn loại có nguồn gốc sinh học và đảm bảo cách ly ít nhất 1 tháng trước thu hoạch. Vụ này, gia đình tôi thu gần 25 tấn cam, tương đương khoảng 300 triệu đồng. Cam cắt đến đâu đều có thương lái thu mua luôn đến đấy”.

Cũng là một trong 9 xã nằm trong vùng quy hoạch được sử dụng nhãn hiệu tập thể, hơn 400 hộ trồng cam ở xã Thượng Bằng La đã quan tâm hơn đến việc sử dụng các loại thuốc có nguồn gốc sinh học, phân bón vô cơ, việc giữ màu, cải tạo đất bằng nhiều cách: tự sản xuất phân vi sinh hữu cơ thay thế phân hóa học, trồng xen các cây họ đậu bên dưới các tán cây cam từ 1 đến 3 năm tuổi kết hợp với trồng băng cỏ chống xói mòn, cải tạo đất, tạo độ mùn; trồng các giống cây ăn quả khác xung quanh khu vực trồng cam nhằm thu hút sâu bệnh...

Phần lớn người trồng cam các xã, thị trấn được tuyên truyền, vận động về lợi ích lâu dài của việc sử dụng nhãn hiệu đã nâng cao ý thức, trách nhiệm của từng cá nhân trong sản xuất theo đúng quy trình, tạo ra sản phẩm sạch, có chất lượng, uy tín, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. 

Ông Nguyễn Hồng Dương - Phó Chủ tịch Hội Nông dân huyện Văn Chấn cho biết: "Để quản lý và bảo vệ, giữ vững nhãn hiệu tập thể cam Văn Chấn, với vai trò là chủ sở hữu và quản lý nhãn hiệu, Hội đã vận động nông dân thành lập các tổ liên kết và HTX là nơi trao đổi, hỗ trợ nhau sản xuất đúng quy trình và tiêu thụ sản phẩm. Đến nay, 9 xã vùng ngoài đã thành lập được 24 tổ liên kết và 3 HTX. Tại mỗi tổ còn thành lập tổ giám sát có tổ trưởng là lãnh đạo hội nông dân cơ sở nhằm giám sát việc hoạt động của các thành viên từ khâu bón phân, phun thuốc, cách ly..., tạo ra sản phẩm chất lượng, uy tín trên thị trường, góp phần giữ vững nhãn hiệu tập thể của huyện”.

H.A

Tags Văn Chấn thay đổi nhận thức giữ vững nhãn hiệu tạo ra sản phẩm sức cạnh tranh thị trường

Các tin khác
Nông dân huyện Trấn Yên làm đường giao thông.

Hội Nông dân huyện Trấn Yên hiện có 22 cơ sở hội với gần 13.500 hội viên, tỷ lệ thu hút hộ nông nghiệp vào Hội đạt 87,82%.

Ảnh minh họa

Nghiên cứu quy hoạch phát triển mạng lưới đường bộ quốc gia đến năm 2050, đưa ra lộ trình đầu tư phù hợp nhằm đáp ứng nhu cầu vận tải, đảm bảo kết nối ngành, góp phần bảo đảm quốc phòng, an ninh và môi trường.

Người dân vùng cao Trạm Tấu chủ động nuôi nhốt trâu bò tập trung mỗi khi mùa đông đến.

Mùa đông năm nay, thời tiết diễn biến phức tạp. Vùng núi, vùng cao không khí lạnh, rét đậm, rét hại đã xảy ra sương muối, băng giá, gây ảnh hưởng đến sức khỏe của đàn gia súc.

Ngô hàng hóa của người dân vùng cánh đồng Mường Lò (Văn Chấn) hiện được người dùng ưa chuộng.

Những năm gần đây, việc trồng cây vụ ba không chỉ mang lại lợi nhuận kinh tế cao gấp 3- 4 lần so với các loại cây rau màu khác, mà phụ phẩm của các loại cây này đã được tận dụng phục vụ trong chăn nuôi gia súc cho người dân vùng Mường Lò (Văn Chấn).

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục