Các địa phương triển khai phòng chống dịch cúm gia cầm H5N6

  • Cập nhật: Thứ ba, 11/2/2020 | 8:42:24 AM

Dịch cúm A/H5N6 trên đàn gia cầm đã xuất hiện tại một số tỉnh, thành. Công tác phòng, chống dịch đang được triển khai tại các địa phương này.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Dịch cúm A/H5N6 đã xuất hiện tại một số địa phương, trong đó có Hà Nội, các tỉnh Thanh Hóa, và Nghệ An. 

Tại Hà Nội, một ổ dịch cúm gia cầm đã được phát hiện tại xã Phú Nghĩa, huyện Chương Mỹ. Tổng số gia cầm phải tiêu hủy là gần 2.400 con. 

Ở tỉnh Thanh Hóa, ổ dịch cúm gia cầm H5N6 đã được phát hiện vào trưa 10/2 tại xã Tân Khang, huyện Nông Cống. 23.000 con gia cầm đã bị tiêu hủy. Đáng chú ý, tại huyện Nông Cống hiện có trên 150 trang trại chăn nuôi gia cầm quy mô lớn với 1,2 triệu con.

Còn tại tỉnh Nghệ An, sau khi phát hiện ổ dịch cúm H5N6 ở xã Quỳnh Hồng, huyện Quỳnh Lưu, ngành thú y địa phương đã phun tiêu độc, khử trùng, đồng thời tiêm vaccine phòng dịch trên toàn bộ đàn gia cầm tại các xã có dịch.

Tại tỉnh Bắc Giang, vùng chăn nuôi gà trọng điểm của miền Bắc, để phòng dịch cúm, tỉnh đã chủ động phun thuốc tiêu độc khử trùng, rắc vôi toàn bộ đường vào chuồng trại nuôi gà, lò mổ, chợ buôn bán thực phẩm. Tỉnh đã cấp gần 9.000 lít hóa chất khử trùng, yêu cầu mỗi xã dự trữ 10 tấn vôi, mỗi trại gà 1 tấn vôi để phòng dịch. Riêng ở huyện Yên Thế, tính đến ngày 10/2 đã có khoảng 70% trang trại tiêm phòng xong vaccine cúm gia cầm cho đàn gà.

Đối với tỉnh Thái Nguyên, các đoàn kiểm tra liên ngành liên tục được tổ chức để giám sát, tư vấn phòng dịch ngay tại chuồng trại cho các hộ nuôi, trong đó có đoàn khảo sát của Trung tâm Khuyến nông Quốc gia.

(Theo VTV)

Các tin khác
Tranh thủ thời tiết thuận lợi ngay sau tết Nguyên đán Canh Tý 2020, nông dân trên địa bàn tỉnh đã xuống đồng cấy lúa xuân.

Vụ xuân 2019 - 2020, toàn tỉnh sẽ gieo cấy trên 18.780 ha.

Cán bộ Chi cục Thuế Văn Yên tạo điều kiện thuận lợi cho người nộp thuế.

Con số hơn 181,4 tỷ đồng tiền thuế thu vào ngân sách nhà nước (NSNN) năm 2019 là minh chứng cho sự nỗ lực của toàn ngành thuế Văn Yên sau chặng đường vượt khó, tạo điểm nhấn mới và là điểm tựa vững chắc cho công tác thu ngân sách năm 2020.

Một mô hình chăn nuôi gia súc của nông dân xã Mồ Dề.

Các mô hình kinh tế của nông dân đã hướng đến việc khai thác hiệu quả lợi thế về đất đai đồi rừng, về các sản phẩm đặc sản của địa phương như mô hình chăn nuôi dê sinh sản ở Mồ Dề; nuôi lợn bản địa, gà đen giống địa phương ở Nậm Khắt, Chế Tạo; mô hình chăn nuôi gà, vịt đẻ trứng ở Lao Chải....

Người dân xã Tân Nguyên, huyện Yên Bình làm thủ tục vay vốn Ngân hàng Chính sách Xã hội tại xã. (Ảnh: Quyết Thắng)

Trong năm 2019, hệ thống Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Yên Bái đã thực hiện cho vay 21.898 lượt khách hàng là hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo và các đối tượng chính sách khác trên địa bàn toàn tỉnh với số tiền cho vay 852 tỷ đồng, hoàn thành 100% kế hoạch dư nợ cấp trên giao.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục