Bộ trưởng Trần Tuấn Anh: EVFTA sẽ có hiệu lực vào tháng Bảy tới

  • Cập nhật: Thứ tư, 12/2/2020 | 9:04:27 PM

Theo Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh, nếu mọi việc thuận lợi, Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam-EU sẽ được phê chuẩn vào tháng Năm và EVFTA sẽ có hiệu lực vào tháng Bảy tới.

Chế biến cá tra xuất khẩu. (Ảnh minh họa)
Chế biến cá tra xuất khẩu. (Ảnh minh họa)

Tại buổi họp báo về Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam-EU (EVFTA) tối 12/2, liên quan đến câu hỏi sắp tới Bộ Công Thương sẽ hoàn thiện hồ sơ như thế nào để Quốc hội thông qua cũng như có biện pháp gì hướng dẫn doanh nghiệp nắm bắt cơ hội từ Hiệp định, Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh cho hay với việc Nghị viện châu Âu bổ phiếu thông qua hôm nay, Việt Nam chỉ còn 1 thủ tục là Hội đồng châu Âu phê chuẩn. Phía Việt Nam phải đợi kỳ họp Quốc hội sắp tới vào tháng 4-5, Chủ tịch nước trên cơ sở đề nghị của Chính phủ sẽ trình ra Quốc hội.

Nếu mọi việc thuận lợi, Hiệp định sẽ được phê chuẩn vào tháng 5 và Hiệp định EVFTA sẽ có hiệu lực vào tháng 7 tới. Đây là cơ hội tốt đáp ứng cho kinh tế Việt Nam cũng như các ngành hàng sản xuất, xuất khẩu cũng như cộng đồng doanh nghiệp và người tiêu dùng, Bộ trưởng Bộ Công Thương nhấn mạnh.

Bộ Công Thương xác định trong thời gian từ nay đến kỳ họp Quốc hội, Bộ sẽ phối hợp với các bộ hoàn thiện các hồ sơ trình Chủ tịch nước trước khi trình Quốc hội.

Bên cạnh đó, Bộ Công Thương cũng sẽ triển khai ngay việc rà soát kế hoạch hành động của Chính phủ, báo cáo Chính phủ để ngay sau khi Hiệp định được phê chuẩn thì chương trình hành động cũng được ký ban hành. Chương trình này không có nghĩa là đợi ban hành mới thực hiện mà phải thực hiện trước.

Bộ trưởng Trần Tuấn Anh cũng đưa ra ví dụ như xác định một số nhiệm vụ để sửa khung khổ luật vì có nhiều điều khoản trong Bộ Luật cần phải sửa đổi để đảm bảo tương thích cũng như có nội dung pháp lý trong hướng dẫn thực hiện.


Nghi vien chau Au chinh thuc thong qua Hiep dinh EVFTA hinh anh 1

Hiệp định EVFTA đã được thông qua với số phiếu 401/192/40.

Mặt khác, Bộ cũng triển khai ngay việc tổ chức cung cấp thông tin và tuyên truyền cho các cơ quan tổ chức trong hệ thống chính trị để đảm bảo chương trình hành động ban hành, có cùng quan điểm trong tổ chức thực hiện và giám sát thực hiện.

Đặc biệt, khung khổ thông tin tuyên truyền này hướng trọng tâm vào cộng đồng doanh nghiệp, tổ chức kinh tế-xã hội để đảm bảo nội dung cam kết hội nhập, cơ hội và tác động nhiều mặt sẽ phải được phân tích để người dân, doanh nghiệp hội nhập đảm bảo theo đúng cam kết.

Việc phối hợp tổ chức với các bộ ngành khác để tổ chức lại sản xuất, đảm bảo tái cơ cấu dài hạn, đảm bảo sản phẩm hàng hóa nhất là nông nghiệp sớm được tổ chức, đảm bảo điều kiện của thị trường châu Âu bởi đây là thị trường đòi hỏi nhiều hàng rào kỹ thuật. Không những thế, Bộ Công Thương cũng sớm tiếp tục đàm phán mở cửa thị trường, nhất là với cơ chế chứng nhận động thực vật.

Vì vậy, Bộ Công Thương sẽ tập trung phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn nhằm triển khai nhiệm vụ này, thúc đẩy tiêu thụ hàng hóa, mục tiêu như Thủ tướng Chính phủ giao phó là 300 tỷ USD. Điểm cuối là câu chuyện liên quan đến quản lý Nhà nước trong đấu tranh chống gian lận thương mại.

Theo Bộ trưởng Trần Tuấn Anh, thực tiễn cho thấy càng nhiều ưu đãi thương mại cũng là lúc nguy cơ thẩm lậu càng nhiều và chuyển tải trong đầu tư, lợi dụng cơ chế ưu đãi để gian lận xuất xứ, gian lận thương mại. Vì vậy, năng lực thể chế của Việt Nam cần phải được nâng cao và được đặt ra trong chương trình hành động.

Cũng theo Bộ trưởng Trần Tuấn Anh, về quan điểm như một số người cho rằng cho rằng Hiệp định này không tăng việc làm, Bộ trưởng chỉ rõ thái độ của đa số nghị sỹ châu Âu đã thông qua Hiệp định này.

Cũng cần nhắc lại rằng Việt Nam đã trở thành đối tác của các nước nhưng để đạt được thỏa thuận ở những điều khoản cam kết rất cao, rõ ràng không thể chỉ bằng cách ngụy biện và thuyết phục bằng luận cứ suông với các đối tác. EU có cơ sở để lựa chọn Việt Nam, đặt tin cậy vào Việt Nam để ký kết và thông qua sự kiện ngày hôm nay.

"Và chắc chắn những lợi ích kinh tế, thương mại và nhiều lợi ích khác sẽ có sự lan tỏa rộng rãi ra tất cả những mặt khác, mang lại sự tiến bộ phồn vinh cho nhân dân. Đó là điều không ai có thể phủ nhận được. Vấn đề chỉ còn là Việt Nam tổ chức thực hiện Hiệp định này như nào để EVFTA thực sự mang lại lợi ích toàn diện cho người dân cả 2 bên, để cho một khung khổ hội nhập mới không để ai bị bỏ lại phía sau. Tôi tin rằng EU chia sẻ và hoàn toàn ủng hộ về điều này," người đứng đầu ngành công thương nói.

(Theo Vietnam+)

Các tin khác
Nguồn vốn lớn ngay từ đầu năm giúp các ngân hàng đáp ứng thỏa mãn nhu cầu cho nền kinh tế.

Đã trở thành quy luật, dịp tết Nguyên đán, lượng tiền nhàn rỗi trong dân khá lớn. Sau tết Canh Tý 2020, lượng tiền nhàn rỗi còn lớn hơn, bởi nhiều lý do và đây thực sự là cơ hội cho các ngân hàng thương mại đẩy mạnh huy động, đảm bảo nguồn vốn cho vay nền kinh tế.

Tổng sản lượng lương thực có hạt năm 2019 đạt 314.162 tấn, tăng 6.669,3 tấn so với năm 2018.

Định hướng, giải pháp sản xuất nông nghiệp năm 2020 và những năm tiếp theo, tỉnh Yên Bái tiếp tục triển khai có hiệu quả các chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất; chú trọng phát triển các sản phẩm chủ lực của tỉnh gắn với xây dựng nông thôn mới (XDNTM)...

Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng vừa có ý kiến về chủ trương xây dựng đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam. Phó Thủ tướng giao Hội đồng thẩm định nhà nước dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam khẩn trương thẩm định báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam theo đúng quy định pháp luật.

Người dân chờ bệnh dịch tả lợn châu Phi lắng dịu mới dám tái đàn mới. Ảnh minh họa

Người dân không nên tái đàn ồ ạt dễ làm phát sinh dịch bệnh. Đây là khuyến cáo của tỉnh Bến Tre đến các hộ chăn nuôi, cơ sở sản xuất sau khi hết dịch tả lợn châu Phi.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục