Chủ động phòng chống dịch bệnh trong chăn nuôi

  • Cập nhật: Thứ sáu, 14/2/2020 | 7:54:59 AM

YênBái - Bệnh dịch tả lợn châu Phi cũng như các dịch bệnh khác trên đàn vật nuôi đã được khống chế, người chăn nuôi có thể tái đàn, đẩy mạnh chăn nuôi gia súc, gia cầm đảm bảo nguồn cung cho thị trường cũng như đảm bảo mục tiêu phát triển chăn nuôi năm 2020.

Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.

Năm 2019 là một năm vô cùng khó khăn với ngành chăn nuôi Yên Bái, nhất là đối với nuôi lợn. Đầu năm là dịch lở mồm long móng và từ cuối tháng 3 cho đến hết năm thì bệnh dịch tả lợn châu Phi (BDTLCP). Trong đó, riêng BDTLCP đã khiến hơn 5.206 hộ ở 527 thôn, bản, tổ dân phố thuộc 124 xã, phường, thị trấn của 9/9 huyện, thị, thành phố bị ảnh hưởng; tổng số lợn mắc bệnh buộc tiêu hủy 28.044 con, tương đương 1.262 tấn lợn hơi, gây thiệt hại hàng chục tỷ đồng. 

Tuy nhiên, với sự chỉ đạo sát sao của tỉnh, ngành nông nghiệp, các huyện thị và sự nỗ lực cao của nông dân, BDTLCP đã cơ bản được khống chế. Song song với khống chế BDTLCP, tỉnh đã có nhiều giải pháp thúc đẩy chăn nuôi gia súc, gia cầm để bù đắp sản lượng thịt cho thị trường cũng như ổn định việc làm, thu nhập. 

Nhờ vậy, tổng đàn gia súc chính đạt 566.113 con và mới đạt 80,9% kế hoạch năm, nhưng sản lượng thịt hơi xuất chuồng các loại vẫn đạt 51.100 tấn, tăng 1.351 tấn so với năm 2018, đạt 100,2% kế hoạch. Tổng sản lượng thịt hơi xuất chuồng đàn gia súc chính đảm bảo kế hoạch đề ra là 48.000 tấn. 

Hiện, giá thịt lợn hơi cũng như giá các loại thịt gia súc, gia cầm vẫn giữ mức khá cao, nhất là giá lợn hơi. Giá lợn tăng cao không phải là hiện tượng đột biến hay giá ảo, mà nguyên nhân chính là khi có BDTLCP các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ, các trang trại chăn nuôi không đảm bảo an toàn hầu như đều bỏ trống chuồng. 

Bên cạnh đó, có một số lượng lớn lợn bị tiêu hủy, dẫn tới sản lượng thịt giảm sút mạnh. Hiện nay, BDTLCP, cũng như các dịch bệnh khác trên đàn vật nuôi đã được khống chế, người chăn nuôi có thể tái đàn, đẩy mạnh chăn nuôi gia súc, gia cầm đảm bảo nguồn cung cho thị trường cũng như đảm bảo mục tiêu phát triển chăn nuôi năm 2020. 

Tuy nhiên, theo khuyến cáo của ngành chuyên môn, trước khi tái đàn cần phun thuốc khử trùng tiêu độc, tích cực áp dụng nhiều biện pháp phòng chống dịch bệnh. Bên cạnh đó, người chăn nuôi chỉ sử dụng con giống chất lượng, sạch bệnh, rõ nguồn gốc, tuyệt đối không sử dụng con giống trôi nổi trên thị trường và không có xác nhận của ngành chức năng. 

Đồng thời, BDTLCP trên địa bàn đã cơ bản được khống chế, nhưng vẫn tiềm ẩn nhiều nguy cơ bùng phát trở lại; do vậy, không được chủ quan, lơ là. Cùng đó, vi rút cúm A(H5N1) đang lưu hành trên đàn gia cầm và không có sự biến đổi về độc lực gây bệnh. Điều kiện thời tiết bất thường, giao mùa, sau tết Nguyên đán người chăn nuôi tái đàn nhiều… nên nguy cơ dịch bệnh phát sinh là rất lớn. 

Để chủ động ngăn dịch bệnh cúm A(H5N1) bùng phát trở lại và nguy cơ lây sang người, tránh hiện tượng dịch chồng dịch trong bối cảnh dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do vi rút Corona (Covid-19) trên người đang xảy ra, tỉnh và các ngành, địa phương cần triển khai đồng bộ các biện pháp chống dịch Covid-19 cũng như dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm. 

Ngành nông nghiệp tổ chức tốt giám sát, phát hiện sớm, xử lý kịp thời trên gia súc, gia cầm, hướng dẫn chủ chăn nuôi áp dụng các biện pháp chăn nuôi an toàn sinh học, các biện pháp phòng dịch, tiêm phòng vắc - xin cúm gia cầm. 

Tiếp tục phun thuốc khử trùng, tiêu độc, vệ sinh trong chăn nuôi, giết mổ gia cầm, không sử dụng gia cầm không rõ nguồn gốc; sử dụng thịt gia cầm phải nấu chín, không ăn tiết canh… Áp dụng các biện pháp phòng ngừa nghiêm ngặt và thực hiện đồng bộ các giải pháp trong chăn nuôi mới đảm bảo cho ngành chăn nuôi bền vững, an toàn và hiệu quả.

Ngọc Trúc

Các tin khác
Cán bộ Trung tâm Dịch vụ hỗ trợ và phát triển nông nghiệp huyện Trấn Yên phun tiêu độc khử trùng tại chợ Trung tâm thị trấn Cổ phúc.

Huyện Trấn Yên đã chỉ đạo các cấp, các ban ngành và các địa phương triển khai các biện pháp vệ sinh khử trùng, tiêu độc môi trường tại các cơ sở chăn nuôi, khu vực chợ, các cơ sở giết mổ, kinh doanh trên địa bàn 21 xã, thị trấn,

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam vừa ban hành văn bản số 727/NHNN – TT về việc áp dụng chính sách miễn, giảm phí dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt...

Nhờ được vay vốn của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Chi nhánh huyện Yên Bình, Bắc Yên Bái, gia đình chị Lê Thị Ngọc ở thôn Làng Quyên, xã Vũ Linh thành công từ mô hình nuôi chim bồ câu Pháp.

Hoạt động dịch vụ có những bước tăng trưởng vượt bậc ở tất cả các sản phẩm dịch vụ như chuyển tiền, bảo hiểm, dịch vụ thẻ…

Người dân huyện Trạm Tấu nhận hỗ trợ nilon chống rét cho mạ.

Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo, tổng nguồn vốn Chương trình giảm nghèo trên địa bàn huyện là trên 188 tỷ đồng. Trong đó, ngân sách Trung ương trên 172 tỷ đồng; ngân sách địa phương gần 12 tỷ đồng; các nguồn hỗ trợ khác và người dân đóng góp gần 4 tỷ đồng.,

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục