Chính phủ vừa ban hành Nghị định 17/2020/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều về kinh doanh rượu.
|
Bổ sung quy định về điều kiện sản xuất rượu có độ cồn dưới 5,5 độ. (Ảnh minh họa: KT)
|
Chính phủ đã ban hành Nghị định 17/2020/NĐ-CP trong đó sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 105/2017/NĐ-CP ngày 14/9/2017 của Chính phủ về kinh doanh rượu.
Trong đó, Nghị định bổ sung Chương IIa vào sau Chương II kinh doanh rượu có độ cồn dưới 5,5 độ. Cụ thể, bổ sung quy định điều kiện sản xuất rượu có độ cồn dưới 5,5 độ gồm: Doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã hoặc hộ kinh doanh được thành lập theo quy định của pháp luật; Tuân thủ các quy định của pháp luật về an toàn thực phẩm; Đăng ký với Phòng Kinh tế hoặc Phòng Kinh tế và Hạ tầng thuộc UBND cấp huyện nơi thương nhân đặt cơ sở sản xuất. Trường hợp có thay đổi nội dung đã đăng ký phải thực hiện đăng ký bổ sung.
Nghị định cũng bổ sung quy định điều kiện nhập khẩu rượu có độ cồn dưới 5,5 độ: Đáp ứng các điều kiện quy định nêu trên; rượu chỉ được nhập khẩu vào Việt Nam qua các cửa khẩu quốc tế; phải đăng ký với Phòng Kinh tế hoặc Phòng Kinh tế và Hạ tầng thuộc UBND cấp huyện nơi thương nhân đặt trụ sở chính trước khi tiến hành hoạt động kinh doanh. Trường hợp có thay đổi nội dung đã đăng ký phải thực hiện đăng ký bổ sung.
Ngoài ra, Nghị định quy định điều kiện bán rượu có độ cồn dưới 5,5 độ gồm: Đáp ứng các điều kiện nêu trên; đăng ký với Phòng Kinh tế hoặc Phòng Kinh tế và Hạ tầng thuộc UBND cấp huyện nơi thương nhân đặt cơ sở kinh doanh trước khi tiến hành hoạt động kinh doanh. Trường hợp có thay đổi nội dung đã đăng ký phải thực hiện đăng ký bổ sung.
Nghị định 17/2020/NĐ-CP nêu rõ: Thương nhân sản xuất rượu công nghiệp, sản xuất rượu thủ công nhằm mục đích kinh doanh, phân phối rượu, bán buôn rượu, bán lẻ rượu có độ cồn từ 5,5 độ trở lên phải có giấy phép; thương nhân bán rượu có độ cồn từ 5,5 độ trở lên tiêu dùng tại chỗ, thương nhân kinh doanh rượu có độ cồn dưới 5,5 độ phải đăng ký với Phòng Kinh tế hoặc Phòng Kinh tế và Hạ tầng cấp huyện; hộ gia đình, cá nhân sản xuất rượu thủ công có độ cồn từ 5,5 độ trở lên bán cho cơ sở có giấy phép sản xuất rượu để chế biến lại phải đăng ký với UBND cấp xã nơi đặt cơ sở sản xuất.
(Theo VOV)
Đến nay, huyện đã hình thành một số vùng sản xuất hàng hóa tập trung như: vùng cây ăn quả, vùng gạo đặc sản, vùng quế, phát triển thủy sản hồ Thác Bà...
Năm 2019, Đảng bộ huyện Lục Yên đề ra 39 chỉ tiêu thì có 37/39 chỉ tiêu đạt và vượt nghị quyết; 21/27 chỉ tiêu đạt và vượt chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XXI, nhiệm kỳ 2015 - 2020; 6 chỉ tiêu tiệm cận với chỉ tiêu nghị quyết Đại hội.
Hàng năm, thành phố Yên Bái đều chỉ đạo các cơ quan chuyên môn kiểm tra, rà soát lập kế hoạch đầu tư công sát hợp với tình hình thực tiễn. Trên cơ sở sắp xếp theo thứ tự ưu tiên, chỉ thực hiện các dự án thực sự cần thiết, đảm bảo nguồn vốn, tuyệt đối không đầu tư dàn trải, lãng phí.
Thực hiện chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), huyện Trấn Yên đã tổ chức nhiều hoạt động hỗ trợ có chiều sâu, lựa chọn sản phẩm, đơn vị tham gia đúng yêu cầu, nội dung của Chương trình với kỳ vọng sẽ góp phần quảng bá, phát triển một số sản phẩm truyền thống; đồng thời, nâng cao chất lượng sản phẩm, nhất là sản phẩm nông nghiệp chủ lực.