Hiện nay, bệnh Dịch tả lợn châu Phi cơ bản được kiểm soát, để tái đàn chăn nuôi lợn, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) hướng dẫn nông dân lưu ý một số yêu cầu sau:
|
|
Vệ sinh sát trùng bên trong chuồng trại
Người chăn nuôi cần quét dọn, thu gom toàn bộ rác, chất thải chăn nuôi, chất độn chuồng để tiêu hủy. Các loại thức ăn, thực phẩm, thanh chắn gỗ, giàn mát... ở trong chuồng trại cũng phải tiêu hủy. Phun thuốc sát trùng định kỳ 1 lần/ngày toàn bộ chuồng nuôi và khu vực xung quanh… trong 1 tuần đầu tiên; 3 lần/tuần trong 2-3 tuần tiếp theo.
Vệ sinh sát trùng xung quanh chuồng trại
Nông dân cần phát quang toàn bộ cây, cỏ trong chuồng trại và khu vực xung quanh chuồng trại; rải vôi bột hoặc sử dụng dung dịch vôi 1% phun toàn bộ khu vực xung quanh chuồng nuôi và bên ngoài trại. Đối với hệ thống hầm biogas, nông dân cần thường xuyên theo dõi hoạt động và nhiệt độ, bảo đảm luôn hoạt động tốt với nhiệt độ bên trong hầm biogas ở giai đoạn sinh khí methane là 55 độ C. Ở nhiệt độ này có thể tiêu diệt được nhiều mầm bệnh có trong phân.
Tiến hành tái đàn sau khi vệ sinh tiêu độc
Sau 15 ngày khi đã vệ sinh, tiêu độc chuồng trại xong, người chăn nuôi tiến hành vệ sinh tiêu độc lần 2; sử dụng thuốc sát trùng phun toàn bộ khu vực chuồng nuôi và khuôn viên trại. Trong thời gian này, người chăn nuôi nên đóng kín cửa chuồng. Với những trại chăn nuôi theo mô hình chuồng hở, khuyến khích người chăn nuôi chuyển đổi sang mô hình chuồng kín nhằm hạn chế tối đa mầm bệnh lây lan từ bên ngoài vào chuồng trại.
Cùng với đó, nông dân cần phun thuốc sát trùng toàn bộ hệ thống chuồng trại và khuôn viên trại trước khi nhập lợn về 30 ngày. Các trang trại từng bước nuôi tái đàn với số lượng khoảng 10% tổng số lượng có thể nuôi.
Sau khi nuôi tái đàn được 30 ngày, người chăn nuôi nên lấy mẫu để xét nghiệm vi rút bệnh Dịch tả lợn châu Phi, nếu xét nghiệm có kết quả âm tính mới được tái đàn 100% tổng đàn. Nông dân cần lưu ý trước khi thả lợn 1 ngày để tái đàn 100% cần phun thuốc sát trùng toàn bộ chuồng trại và khuôn viên trại.
(Theo HNMO)
Hiện nay, thời tiết diễn biến hết sức phức tạp, các đợt rét đậm rét hại kèm theo mưa, độ ẩm không khí cao đã ảnh hưởng lớn tới ngành nông nghiệp, nhất là nội ngành chăn nuôi.
Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam yêu cầu UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đảm bảo phòng chống dịch bệnh COVID-19, đồng thời tránh để ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất, kinh doanh và thu hút du lịch.
Theo kế hoạch, vụ xuân năm 2020, Cao Phạ gieo cấy 284 ha lúa nước, tăng 4 ha so với vụ xuân năm 2019.
Những năm qua, cơ cấu rừng trồng của huyện Trấn Yên có sự chuyển dịch đúng hướng. Huyện đã hình thành được vùng trồng quế tập trung, tre măng Bát độ, trồng rừng gỗ lớn và trồng cây nguyên liệu giấy.