Ngành ngân hàng Yên Bái hỗ trợ hiệu quả tăng trưởng kinh tế

  • Cập nhật: Thứ tư, 19/2/2020 | 8:09:44 AM

YênBái - Năm 2019, kinh tế - xã hội của tỉnh tiếp tục chuyển biến tích cực. Trong đó, tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt 7,03%; hoàn thành và hoàn thành vượt mức kế hoạch 30/32 chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội. Kết quả này, ngoài sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị, doanh nghiệp, nhân dân phải kể đến sự nỗ lực của ngành ngân hàng.

Khách hàng giao dịch tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Chi nhánh Bắc Yên Bái.
Khách hàng giao dịch tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Chi nhánh Bắc Yên Bái.

Hiện, toàn tỉnh có 10 chi nhánh ngân hàng loại I, 9 chi nhánh loại II, 53 phòng giao dịch, 17 quỹ tín dụng nhân dân (QTDND), 16 phòng giao dịch bưu điện trực thuộc Ngân hàng Thương mại (NHTM) cổ phần Bưu điện Liên Việt. 

Cùng đó, hệ thống giao dịch lưu động của Ngân hàng Chính sách xã hội (CSXH) tỉnh được phủ kín 100% xã và 4 điểm giao dịch lưu động bằng ô tô chuyên dùng của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Chi nhánh huyện Yên Bình. 

Năm 2019, căn cứ định hướng mục tiêu tăng trưởng tín dụng đề ra, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Chi nhánh tỉnh đã chỉ đạo các chi nhánh NHTM các QTDND đẩy mạnh huy động, khai thác tốt nguồn vốn trong, ngoài địa phương, nguồn vốn điều hòa hệ thống; tăng trưởng tín dụng gắn với nâng cao chất lượng tín dụng; tập trung nguồn vốn tín dụng để cho vay phục vụ sản xuất, kinh doanh, các doanh nghiệp nhỏ và vừa, cho vay lĩnh vực phát triển nông nghiệp, nông thôn, sản xuất hàng hóa xuất khẩu; đáp ứng tốt nhu cầu vốn vay của hộ nghèo, cận nghèo, các đối tượng CSXH; tiếp tục thực hiện tốt các giải pháp về xử lý, thu hồi nợ xấu, phân loại nợ, trích lập dự phòng rủi ro theo quy định, hạn chế nợ xấu phát sinh. 

Hết năm 2019, tổng nguồn vốn của các chi nhánh NHTM, QTDND trên địa bàn đạt 27.748 tỷ đồng đồng, tăng 13,27% so với năm trước. Cùng đó, các chi nhánh NHTM đã giải quyết cho vay 43.221/43.807 bộ hồ sơ tín dụng, đạt tỷ lệ 98,66% với tổng doanh số đạt 26.442 tỷ đồng. Tổng dư nợ cho vay đạt 24.029 tỷ đồng, trong đó, dư nợ cho vay của các chi nhánh NHTM, Ngân hàng CSXH và QTDND đạt 23.446 tỷ đồng, tăng 13,78% so với năm 2018. 

Trong đó, dư nợ cho vay thực hiện Chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn đạt 10.022 tỷ đồng, chiếm 42,74% tổng dư nợ tín dụng; cho vay thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới đạt 8.304 tỷ đồng, góp phần giúp 23 xã đạt chuẩn nông thôn mới, nâng tổng số đạt chuẩn nông thôn mới của tỉnh lên 69 xã. Chương trình kết nối ngân hàng - doanh nghiệp tiếp tục được chú trọng. 

Trong năm 2019, các NHTM cam kết hỗ trợ cho vay vốn đối với 73 khách hàng là doanh nghiệp, số tiền cam kết cho vay là 1.430 tỷ đồng; doanh số cho vay 1.965 tỷ đồng, dư nợ 830 tỷ đồng, cơ cấu lại nợ cho 76 khách hàng; trong đó, có 4 doanh nghiệp với cam kết là 22,5 tỷ đồng. 

Như vậy, từ khi thực hiện Chương trình đến nay, các chi nhánh đã cam kết hỗ trợ vốn vay đối với 529 khách hàng số tiền cam kết cho vay là 10.122 tỷ đồng; cam kết hỗ trợ giảm lãi suất cho 49 khách hàng với số vốn 188 tỷ đồng; gia hạn nợ cho 31 khách hàng gần 500 tỷ đồng; cơ cấu lại vay cũ về mức phù hợp cho 198 doanh nghiệp với dư nợ gần 2.000 tỷ đồng, góp phần tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh. 

Cùng đó, ngân hàng còn thực hiện tốt 14 chương trình tín dụng CSXH với tổng dư nợ 3.051 tỷ đồng, tăng 10,22% so với năm trước; trong đó, dư nợ cho vay hộ nghèo đạt 1.205 tỷ đồng, cận nghèo đạt 429 tỷ đồng, cho vay sản xuất, kinh doanh vùng khó khăn đạt 575 tỷ đồng, cho vay giải quyết việc làm 123 tỷ đồng... 

Thông qua chương trình tín dụng ưu đãi, giúp hộ nghèo, đối tượng chính sách có vốn đầu tư sản xuất, nâng cao thu nhập đảm bảo đời sống, từng bước thoát nghèo và cùng toàn tỉnh giảm 6,12% hộ nghèo năm 2019. 

Bên cạnh chú trọng huy động vốn và cho vay nền kinh tế, các hoạt động dịch vụ được các tổ chức tín dụng quan tâm, phát triển, đặc biệt là mở rộng thanh toán không dùng tiền mặt thông qua các dịch vụ ngân hàng điện tử, lắp đặt thêm và kết nối ATM, POS. 

Hiện, ngoài 45 máy rút tiền tự động, các chi nhánh ngân hàng duy trì 160 máy POS và EDC đặt tại các phòng giao dịch ngân hàng, khách sạn, nhà hàng, siêu thị, các cửa hàng bán lẻ, tạo điều kiện cho người dân dễ tiếp cận và sử dụng dịch vụ ngân hàng. 

Các đơn vị, ngân hàng cũng quan tâm phát triển các dịch vụ ngân hàng bán lẻ, khách hàng cá nhân, cung cấp nhiều dịch vụ gia tăng như thanh toán tiền điện, nước, điện thoại, mua vé máy bay, bảo hiểm, kết hợp với nhiều đối tác để phát hành thẻ đồng thương hiệu... đưa ra những sản phẩm mới, ứng dụng công nghệ thông tin trong thanh toán: thanh toán trên thiết bị di động, mã phản hồi nhanh (QR code), mã hóa thông tin thẻ… đây là hình thức thanh toán hiện đại, an toàn, tiện lợi, chi phí hợp lý, được người tiêu dùng đón nhận tích cực. 

Bám sát định hướng điều hành chính sách tiền tệ, tín dụng của NHNN Việt Nam và mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, thời gian tới, ngành ngân hàng tỉnh sẽ mở rộng tín dụng đi đôi với cơ cấu lại và nâng cao chất lượng tín dụng, tập trung tín dụng cho sản xuất, kinh doanh, nhất là các lĩnh vực ưu tiên, phát triển các sản phẩm tín dụng tiêu dùng lành mạnh để đáp ứng kịp thời nhu cầu phục vụ đời sống chính đáng của nhân dân, đẩy mạnh triển khai chương trình kết nối ngân hàng - doanh nghiệp; cải cách thủ tục hành chính, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp, người dân tiếp cận vốn vay ngân hàng gắn tăng trưởng hoạt động ngân hàng với mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh; triển khai các loại hình dịch vụ ngân hàng nhằm khai thác tiềm năng, thế mạnh của tỉnh, hỗ trợ có hiệu quả tăng trưởng kinh tế, phấn đấu tăng trưởng tín dụng đối với nền kinh tế so với 2019 tăng từ 12% - 14% trở lên, tỷ lệ nợ xấu nội bảng so với tổng dư nợ dưới 2%.      

Văn Thông

Tags Ngành ngân hàng Yên Bái hỗ trợ tăng trưởng kinh tế

Các tin khác
Gia đình ông Nguyễn Bá Sơn, thôn Yên Hòa, xã Yên Hợp thường xuyên phun tiêu độc khử trùng để phòng dịch bệnh cho đàn gà.

Trước diễn biến phức tạp và nguy cơ bùng phát của bệnh dịch tả lợn châu Phi, dịch lở mồm long móng, dịch cúm A/H5N1 trên đàn gia cầm, huyện Văn Yên đã chỉ đạo các cơ quan chuyên môn, các xã, thị trấn chủ động tuyên truyền, vận động nhân dân triển khai các biện pháp vệ sinh môi trường, chuồng trại, phun tiêu độc khử trùng và tiêm phòng các loại vắc -xin phòng bệnh.

Người dân Mù Cang Chải chủ động chăm sóc đàn gia súc phòng, chống thời tiết rét đậm, rét hại.

Chịu ảnh hưởng trực tiếp của đợt không khí lạnh tặng cường, từ ngày 15/2 đến nay, các địa phương trên địa bàn huyện Mù Cang Chải nhiệt độ xuống thấp, từ 7 - 15 độ C. Để đảm bảo đàn vật nuôi không bị chết rét, mắc dịch bệnh, huyện đang tích cực chỉ đạo các ngành chức năng và có nhiều giải pháp phòng, chống đói rét, dịch bệnh cho vật nuôi.

Đóng gói sản phẩm cà rốt chuẩn bị xuất khẩu.

Trước tình hình dịch COVID-19 vẫn còn phức tạp ảnh hưởng đến xuất khẩu sang Trung Quốc, Bộ Công Thương đề nghị các địa phương rà soát và có kế hoạch chuyển hướng tiêu thụ nông sản.

Giá vàng tăng 100.000-170.000 đồng mỗi lượng.

Ảnh hưởng từ thị trường quốc tế, ngày 18-2, giá vàng trong nước tăng 100.000-170.000 đồng/lượng, có nơi bán ra ở mức 44,63 triệu đồng/lượng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục