Văn Yên giữ vững tăng trưởng ngành nông nghiệp

  • Cập nhật: Thứ hai, 24/2/2020 | 1:56:38 PM

YênBái - Sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản năm 2019 của huyện Văn Yên tiếp tục có nhiều khó khăn, thách thức, đặc biệt là ảnh hưởng của bệnh dịch tả lợn châu Phi... song giá trị sản xuất nông, lâm, thủy sản vẫn đạt 2.065,4 tỷ đồng, vượt 10,4% kế hoạch.

Bưởi đỏ đang mang lại hiệu quả kinh tế khá, được nông dân huyện Văn Yên tập trung phát triển.
Bưởi đỏ đang mang lại hiệu quả kinh tế khá, được nông dân huyện Văn Yên tập trung phát triển.

Năm 2019, sản xuất nông nghiệp của huyện tiếp tục chuyển dịch theo hướng sản xuất hàng hóa, dần hình thành các vùng thâm canh sản xuất rau an toàn, cây ăn quả, phát triển chăn nuôi tập trung theo hướng trang trại, gia trại, công nghiệp, ứng dụng công nghệ.

Ưu tiên phát triển các loại cây trồng có giá trị theo hướng tập trung, quy mô tương đối lớn, gắn với các cơ sở chế biến, áp dụng đồng bộ các tiến bộ kỹ thuật về giống, thủy lợi, canh tác, cơ giới hóa, quản lý dịch bệnh tổng hợp nhằm tiết kiệm chi phí, nâng cao năng suất, chất lượng và sức cạnh tranh của sản phẩm. 

Đồng thời, đã và đang thực hiện phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa gắn với chế biến và tiêu thụ sản phẩm. Vì vậy, ngành nông nghiệp huyện có bước chuyển mạnh, nổi bật là nâng cao chất lượng, giá trị, sức cạnh tranh và thị hiếu của thị trường trong, ngoài nước đối với các sản phẩm nông nghiệp. 

Đồng chí Vũ Quang Hải - Chủ tịch UBND huyện cho biết: năm 2019, huyện đã và luôn coi tái cơ cấu ngành nông nghiệp là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu. Các địa phương trong huyện đã triển khai thực hiện tốt các đề án, chính sách hỗ trợ theo chương trình tái cơ cấu nông nghiệp của tỉnh với việc phát triển 24 cơ sở chăn nuôi trâu bò, lợn thịt, lợn nái, gia cầm; trồng 302 ha măng tre Bát độ, 135 ha dâu, 50 ha cây ăn quả... đưa năng suất cây trồng, vật nuôi tiếp tục nâng lên, nhiều giống mới, quy trình canh tác tiến bộ vào sản xuất. 

Theo đó, năm 2019, giá trị sản xuất nông nghiệp đạt trên 2.000 tỷ đồng, tăng 10,4% so với cùng kỳ; sản lượng lương thực có hạt trên 56.000 tấn; sản lượng thịt hơi xuất chuồng trên 9.000 tấn… Sản xuất các sản phẩm đặc sản, an toàn theo hướng hữu cơ là mục tiêu mà huyện đang hướng tới nhằm nâng cao giá trị sản phẩm và thu nhập. 

Với các chính sách hỗ trợ hợp lý, đến nay, huyện đã hình thành các vùng sản xuất chuyên canh, tập trung, áp dụng các tiến bộ khoa học, kỹ thuật, đưa cơ giới hóa vào sản xuất, có liên kết và bao tiêu sản phẩm như vùng cây ăn quả trên 600 ha, vùng sản xuất rau, củ, quả sạch an toàn với trên 11 ha, vùng sản xuất quế sạch an toàn theo hướng hữu cơ 20.000 ha. 

Trong đó, có 200 ha đạt tiêu chuẩn quốc tế, diện tích trồng cây dược liệu 510 ha; vùng sản xuất lúa Chiêm Hương Đại Phú An với trên 1.000 ha; tập trung phát triển chăn nuôi các sản phẩm đặc sản như gà đen, lợn bản địa ở các xã vùng cao; triển khai thực hiện 6 dự án liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị, gắn sản xuất với tiêu thụ sản phẩm, trong đó, có 4/6 dự án được tỉnh phê duyệt gồm: phát triển sản xuất liên kết theo chuỗi giá trị gắn sản xuất với tiêu thụ sản phẩm rau, củ, quả an toàn; chuỗi sản xuất tiêu thụ sản phẩm sắn gắn với canh tác bền vững trên đất dốc; chuỗi giá trị sản xuất tiêu thụ sản phẩm bưởi da xanh và chuỗi giá trị sản xuất tiêu thụ sản phẩm măng tre Bát độ... 

Anh Đinh Xuân Trung - Hợp tác xã nông nghiệp dịch vụ hữu cơ Trung Thành, xã Yên Hợp chia sẻ: Hợp tác xã đang tập trung khai thác tiềm năng, lợi thế của địa phương về đất đai, khí hậu, nhân lực lao động thực hiện mô hình phát triển sản xuất theo chuỗi giá trị sản phẩm rau, củ, quả an toàn với các sản phẩm chính sản xuất trong nhà màng như: cà chua Rosa F1, dưa chuột xanh; dưa lưới và dưa lê kim cô nương; rau giống các loại… 

Mặc dù, còn  gặp nhiều khó khăn trong các khâu sản xuất, song vụ đầu tiên đã cho kết quả khá tốt như: thu hoạch 2.000 kg cà chua, 4.000 kg dưa leo bao tử, so sánh năng suất cao gấp 2 đến 3 lần đối với canh tác truyền thống, đảm bảo được mẫu mã, chất lượng, độ an toàn của sản phẩm được người tiêu dùng đón nhận và đánh giá cao.

Thời gian tới, huyện Văn Yên tiếp tục ứng dụng tiến bộ khoa học - công nghệ vào sản xuất nông nghiệp, đa dạng hóa các nguồn lực, có cơ chế, chính sách thu hút sự tham gia mạnh mẽ của doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế vào lĩnh vực nông nghiệp để nông nghiệp Văn Yên phát triển một cách toàn diện, bền vững, tạo sự chuyển biến rõ nét về quy mô, năng suất, chất lượng và khả năng cạnh tranh của các sản phẩm nông, lâm sản có tiềm năng lợi thế trên thị trường… từng bước nâng cao thu nhập và cải thiện mức sống của người dân khu vực nông thôn, đảm bảo an ninh lương thực, góp phần đắc lực xây dựng nông thôn mới ở địa phương.

Trần Ngọc

Tags Văn Yên Chiêm Hương Đại Phú An tả lợn châu Phi cà chua dưa chuột măng Bát độ

Các tin khác
Giá vàng đang tăng phi mã và dự báo có thể phá ngưỡng 1.800 USD/ounce (tương đương mức 50 triệu đồng/lượng) trong thời gian tới.

Giá vàng đang tăng phi mã và dự báo có thể phá ngưỡng 1.800 USD/ounce (tương đương mức 50 triệu đồng/lượng) trong thời gian tới.

Vietjet giảm 50% giá vé cho tất cả các đường bay.

Hãng hàng không Vietjet vừa công bố chương trình khuyến mãi đặc biệt giảm tới 50% giá vé trên tất cả các đường bay.

Nuôi cá lồng trên hồ Thác Bà.

Huyện Yên Bình có hồ Thác Bà rộng 15.900 ha. Khai thác thế mạnh này, huyện khuyến khích, hỗ trợ nhân dân thực hiện các mô hình nuôi thủy sản, góp phần nâng cao thu nhập. Đến nay, nghề nuôi cá trên hồ đã phát triển cả về số lượng, chủng loại, chất lượng sản phẩm.

Lãnh đạo UBND huyện Trấn Yên trao giấy khen cho các tập thể và cá nhân có thành tích xuất sắc trong xây dựng thôn Phú Lan đạt chuẩn NTM kiểu mẫu.

Ngày 22/2, thôn Phú Lan, xã Việt Thành, huyện Trấn Yên đã tổ chức lễ công bố Quyết định của UBND huyện về việc công nhận thôn nông thôn mới (NTM) kiểu mẫu năm 2019 trong không khí vui tươi, phấn khởi của các tầng lớp nhân dân.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục