Lục Yên: Đồng hành cùng nông dân

  • Cập nhật: Thứ hai, 2/3/2020 | 7:46:13 AM

YênBái - Hoạt động từ tháng 9 năm 2018 trên cơ sở sáp nhập Trạm Chăn nuôi - Thú y, Trồng trọt và Bảo vệ thực vật, Khuyến nông, thời gian qua, Trung tâm Dịch vụ hỗ trợ phát triển nông nghiệp (DVHTPTNN) huyện Lục Yên triển khai nhiều chương trình, dự án đên nông dân.

Mô hình trình diễn giống lúa Lộc trời tại xã Tân Lập, huyện Lục Yên.
Mô hình trình diễn giống lúa Lộc trời tại xã Tân Lập, huyện Lục Yên.

Hàng năm, Trung tâm bám sát vào sự chỉ đạo của UBND huyện, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trong xây dựng kế hoạch hoạt động như: sản xuất vụ đông xuân, vụ mùa; phòng trừ bệnh hại lúa, phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm, triển khai đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp... 

Năm 2019, Trung tâm phối hợp với các xã, thị trấn tổ chức 508 lớp tập huấn chuyển giao khoa học, kỹ thuật cho trên 11.000 lượt nông dân; tư vấn cho trên 7.000 người qua điện thoại về thông tin thị trường, kinh tế, kỹ thuật phòng trừ sâu bệnh trên cây trồng, vật nuôi… 

Ngoài ra, cán bộ Trung tâm còn viết 283 tin, bài tuyên truyền trên hệ thống đài phát thanh các xã, thị trấn về phòng chống rét cho gia súc, phòng bệnh lở mồm long móng, phòng bệnh dịch tả lợn châu Phi (BDTLCP), kỹ thuật chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh trên cây lúa, ngô… 

Trung tâm còn thực hiện các mô hình trồng thử nghiệm một số giống lúa mới như lúa thuần Dự hương với diện tích 2 ha tại xã Liễu Đô, Mai Sơn; lúa thuần HDT10 diện tích 2 ha tại xã Phan Thanh, Tân Phượng; lúa thuần Đông A1, diện tích 1 ha tại xã Yên Thắng; lúa thuần Lộc trời 153, diện tích 1 ha xã Tân Lập; ngô lai NK 6275, diện tích 1ha tại xã Mai Sơn, Lâm Thượng, Yên Thắng… 

Qua đánh giá, các mô hình thử nghiệm đều sinh trưởng và phát triển tốt, ít nhiễm sâu bệnh, cho năng suất trung bình 220 đến 250kg/sào. Riêng giống lúa Lộc trời 153 cho năng suất 230 kg/sào, chống chịu tốt với bệnh đạo ôn, rầy nâu, bạc lá, chất lượng gạo ngon. 

Ông Trần Quang Vinh - Giám đốc Trung tâm DVHTPTNN huyện cho biết: Trung tâm luôn xác định phải gắn chặt giữa nhiệm vụ chuyên môn với việc làm dịch vụ sản phẩm, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho phát triển nông lâm nghiệp và chăn nuôi cho nông dân. Các tiến bộ kỹ thuật về giống, phân bón, kỹ thuật canh tác được tuyên truyền phổ biến rộng rãi nên nhận thức của nông dân được nâng lên. Nhiều vùng sản xuất áp dụng cơ giới hóa vào đồng ruộng đã giảm sức lao động mang lại hiệu quả rõ nét, góp phần cho công tác xóa đói, giảm nghèo cũng như việc thực hiện các đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp mang lại hiệu quả, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ đề ra.

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, công tác chăn nuôi - thú y trên địa bàn những năm gần đây gặp không ít khó khăn như bệnh lở mồm long móng xuất hiện từ tháng 2/2019 tại thị trấn Yên Thế, với số lợn mắc bệnh 122 con của 11 hộ. Với nhiều nỗ lực, đến tháng 4, tình hình dịch bệnh cơ bản được khống chế. Dẫu vậy, sang tháng 5/2019, BDTLCP phát sinh làm 2.997 con lợn mắc bệnh tại 467 hộ tại 22/24 xã, thị trấn. Trong đó, một số xã có số mắc cao như: Liễu Đô, Lâm Thượng, Động Quan… 

Huyện đã chỉ đạo các cấp, ngành, địa phương đẩy mạnh tuyên truyền về phòng, chống bệnh, thành lập 14 chốt kiểm soát bệnh dịch, triển khai tiêm phòng 30.360 liều vắc - xin cho đàn lợn, phun 1.664 lít thuốc sát trùng tại các hộ chăn nuôi và chốt kiểm dịch, chi trên 4,7 tỷ đồng hỗ trợ người chăn nuôi có lợn buộc phải tiêu hủy. 

Cuối năm 2019, BDTLCP đã cơ bản được kiểm soát; tuy nhiên, từ ngày 11/1/2020, BDTLCP lại tái phát trở lại tại 3 xã gồm: Mường Lai, Minh Chuẩn, Khánh Hòa và 9 hộ có lợn mắc bệnh với 89 con trọng lượng 4.475 kg buộc phải tiêu hủy, thiệt hại trên 300 triệu đồng. 

Hiện, huyện đang tập trung tuyên truyền về cách phòng, chống dịch bệnh với những nội dung như: không giấu dịch; không mua bán, vận chuyển lợn bệnh, lợn chết; không giết mổ, tiêu thụ thịt lợn bệnh, lợn chết; không vứt lợn chết ra môi trường; không sử dụng thức ăn dư thừa chưa qua xử lý nhiệt… để người chăn nuôi nâng cao ý thức ngăn ngừa BDTLCP đang diễn biến phức tạp.

Cùng với các hoạt động nêu trên, thực hiện đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp, huyện Lục Yên đang hình thành những vùng chuyên canh rộng lớn và các mô hình chăn nuôi hàng hóa với quy mô lớn, tập trung áp dụng khoa học, kỹ thuật. Do vậy, nhiệm vụ của Trung tâm DVHTPTNN không chỉ là phòng, chống dịch bệnh đơn thuần mà còn chủ động chuyển giao khoa học, kỹ thuật, tạo sự liên kết về cung ứng giống, vật tư, tiêu thụ sản phẩm… góp phần thúc đẩy sản xuất phát triển.

Thái Hưng

Tags Lục Yên đồng hành nông dân

Các tin khác
Lực lượng chức năng lấy mẫu kiểm tra tại khu vực xả thải của Nhà máy Sắn Văn Yên.

Ngoài việc vận động, tuyên truyền người dân xây dựng chuồng trại gia súc, công trình vệ sinh đảm bảo kỹ thuật, hợp vệ sinh, từ các nguồn hỗ trợ, huyện đã kiên cố hóa hàng nghìn ki-lô-mét đường làng, ngõ xóm; kênh mương nội đồng; xây dựng hệ thống cung cấp nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn...

Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Phạm Thị Thanh Trà và Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Chiến Thắng trao Quyết định chủ trương đầu tư cho 15 dự án trong các lĩnh vực.

Sáng 1/3, UBND tỉnh Yên Bái tổ chức Hội nghị gặp mặt doanh nghiệp, nhà đầu tư xuân 2020. Đây là hoạt động thường niên được tổ chức để chính quyền và doanh nghiệp cùng chia sẻ, đồng hành nhằm mục tiêu chung vì sự phát triển.

Tin từ Tổng cục Thống kê ngày 29-2 cho biết, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 2-2020 giảm 0,17% so với tháng trước, tăng 1,06% so với tháng 12-2019 và tăng 5,4% so với cùng kỳ năm trước.

Ảnh minh họa

Các cá nhân sẽ phải nộp thuế ít hơn, khi mức giảm trừ cho người nộp thuế được nâng lên.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục