Hợp tác xã trên địa bàn Yên Bái hoạt động khó khăn do dịch bệnh

  • Cập nhật: Thứ năm, 12/3/2020 | 7:59:24 AM

YênBái - Hợp tác xã Chăn nuôi và Dịch vụ nông nghiệp MQ (Trấn Yên) trước thời gian diễn ra dịch bệnh, sản lượng xuất bán của các HTX luôn ở mức bình quân 100 tấn/tháng, với giá từ 72.000 - 75.000 đồng/kg; sau khi có dịch sản lượng chỉ ở mức 35 - 40 tấn/tháng với giá dao động từ 60.000 - 62.000 đồng/kg.

Liên minh Hợp tác xã tỉnh cùng các đơn vị thành viên trao tặng 1.400 lít dung dịch sát khuẩn khử trùng và 50 thùng mì tôm cho Hội Chữ thập đỏ các huyện trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc.
Liên minh Hợp tác xã tỉnh cùng các đơn vị thành viên trao tặng 1.400 lít dung dịch sát khuẩn khử trùng và 50 thùng mì tôm cho Hội Chữ thập đỏ các huyện trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc.

Thực hiện Chỉ thị số 33 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Yên Bái về tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh Covid-19, Liên minh Hợp tác xã (HTX) tỉnh đã ban hành công văn về việc phòng, chống dịch và gửi đến các HTX, doanh nghiệp thành viên, cán bộ viên chức trong cơ quan và UBND xã Hồng Ca, huyện Trấn Yên (xã được Tỉnh ủy phân công theo dõi, phụ trách và giúp đỡ) thực hiện một số biện pháp ngăn chặn, phòng ngừa sự xâm nhập và lây lan của dịch bệnh; chủ động ứng phó trong cơ sở sản xuất của đơn vị, trường học và địa bàn khu dân cư. 

Bên cạnh đó, Liên minh HTX tỉnh thành lập các đoàn công tác về cơ sở nắm bắt tình hình hoạt động của các đơn vị thành viên cũng như hướng dẫn cách phòng, chống dịch bệnh; trao tặng 1.000 chiếc khẩu trang y tế cho các thầy, cô giáo và các cháu học sinh thuộc 2 điểm trường trên địa bàn xã Hồng Ca (Trấn Yên); cùng các đơn vị thành viên trao tặng 1.400 lít dung dịch sát khuẩn khử trùng và 50 thùng mì tôm cho Hội Chữ thập đỏ các huyện trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc.

Tuy nhiên, cũng trong thời gian qua, tình hình dịch bệnh Covid-19 và bệnh dịch tả lợn Châu Phi, dịch lở mồm long móng, cùng với điều kiện thời tiết trên địa bàn lạnh, mưa nhiều, ẩm ướt đã gây nhiều khó khăn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của các HTX, tổ hợp tác, doanh nghiệp. 

Sản lượng xuất bán của các HTX chăn nuôi gia cầm giảm đáng kể. Điển hình như HTX Chăn nuôi và Dịch vụ nông nghiệp MQ (Trấn Yên) trước thời gian diễn ra dịch bệnh, sản lượng xuất bán của các HTX luôn ở mức bình quân 100 tấn/tháng, với giá từ 72.000 - 75.000 đồng/kg; sau khi có dịch sản lượng chỉ ở mức 35 - 40 tấn/tháng với giá dao động từ 60.000 - 62.000 đồng/kg. 

Đầu tháng 2/2020, bệnh dịch  tả lợn châu Phi đã phát sinh tại 3 xã (Mường Lai, Minh Chuẩn và Khánh Hòa), huyện Lục Yên; đã có 72 con của 8 hộ gia đình có lợn mắc bệnh phải tiêu hủy, trọng lượng 3.476 kg. 

Đối với chăn nuôi trâu, đặc biệt là nuôi trâu thương phẩm, thông thường các HTX, doanh nghiệp, hộ chăn nuôi trâu, bò mua vào và vỗ béo trong từ 50 - 60 ngày xuất bán, với giá trước dịch Covid-19 là từ 25.000 - 26.000 đồng/kg trâu hơi, nay chưa đến 20.000 đồng/kg,mà cũng chỉ có thể bán nội địa với số lượng thấp, do toàn bộ cửa khẩu xuất sang Trung Quốc đều đã đóng biên, dẫn đến thời gian nuôi kéo dài từ 90 đến 100 ngày (chi phí thức ăn tăng, mỗi HTX tồn khoảng 70 - 100 con), dẫn đến tình trạng HTX, doanh nghiệp và bà con hoạt động trong lĩnh vực này đang hết sức khó khăn. 

Ngoài ra, Yên Bái là tỉnh có diện tích và sản lượng quế lớn nhất cả nước, trong khi các sản phẩm từ quế, đặc biệt là tinh dầu quế, chủ yếu xuất sang thị trường Trung Quốc, thời gian vừa qua, giá xuất đã giảm mạnh, đặc biệt đến nay thì không thể xuất được vào thị trường Trung Quốc, mà chỉ tiêu thụ cho một số doanh nghiệp trong nước để xuất khẩu sang các nước châu Âu với giá chỉ từ 380.000 - 400.000 đồng/kg, trong khi vụ sản xuất mới lại sắp tới gần mà hàng tồn kho nhiều. 

Đối với sản phẩm gỗ rừng trồng, nhiều nguyên liệu đều do Trung Quốc cung cấp như keo dán, dây đai kiện, ván mặt... dẫn đến thiếu hụt phụ kiện nghiêm trọng. 

Theo nhận định từ Hiệp hội Gỗ ván ép Việt Nam thì lượng hàng tồn kho tại Việt Nam chỉ có thể đáp ứng phục vụ sản xuất trong vòng một tháng nữa trong khi chưa tìm được nguồn thay thế. 

Trước những khó khăn gặp phải do dịch bệnh Covid-19 gây ra, thời gian tới, Liên minh HTX tỉnh mong muốn tiếp tục nhận được sự quan tâm, tạo điều kiện của Liên minh HTX Việt Nam để tỉnh Yên Bái có thể tham gia xây dựng mô hình HTX kiểu mới gắn với chuỗi giá trị sản phẩm, hàng hóa chủ lực của tỉnh.

Quan tâm xem xét hỗ trợ về đổi mới công nghệ, khuyến công; tìm kiếm và giới thiệu thị trường đầu ra cho sản phẩm; tiếp cận với các nguồn vốn vay ưu đãi để mở rộng sản xuất kinh doanh; được tham gia vào các dự án, chương trình hỗ trợ HTX của các tổ chức trong nước và nước ngoài; sớm bố trí nguồn vốn ủy thác từ Quỹ Hỗ trợ phát triển HTX Trung ương hỗ trợ cho các HTX tỉnh. 

Đồng thời, mong muốn cấp ủy, chính quyền tỉnh quan tâm chỉ đạo và cho phép Liên minh HTX tỉnh chủ trì và phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, cùng các sở liên quan sớm tham mưu cho tỉnh ban hành chính sách hỗ trợ phát triển HTX, tổ hợp tác giai đoạn 2021 - 2025, trên cơ sở Đề án hỗ trợ phát triển HTX, tổ hợp tác giai đoạn 2017 - 2020, định hướng đến năm 2030; tạo điều kiện cho các HTX, tổ hợp tác được tham gia các khóa tập huấn nâng cao năng lực quản lý điều hành, tổ chức sản xuất kinh doanh kết hợp với tham quan, học tập các mô hình điển hình tiên tiến trong và ngoài tỉnh…

Mai Linh

Tags Yên Bái Liên minh HTX Covid khó khăn lở mồm long móng gỗ rừng trồng

Các tin khác
ASEAN đoàn kết, nỗ lực phối hợp ứng phó với dịch bệnh COVID-19.

Hội nghị Bộ trưởng Kinh tế ASEAN hẹp lần thứ 26, ngày 11/3, đã công bố “Tuyên bố tăng cường khả năng phục hồi kinh tế của ASEAN để đối phó với COVID-19”. Sau đây là toàn văn:

Ảnh minh họa

Đối với các dự án đồng phát nhiệt - điện, biểu giá mua điện tại điểm giao nhận sẽ là 1.634 đồng/kWh; đối với các dự án không phải là dự án đồng phát nhiệt - điện, biểu giá mua điện tại điểm giao nhận là 1.968 đồng/kWh.

Giá vàng tiếp tục giảm.

Ngày 11-3, giá vàng trong nước giảm tiếp khoảng 100.000 - 250.000 đồng/lượng ở chiều bán, xuống mức 47,3 triệu đồng/lượng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục