Hưởng ứng Ngày Quyền của người tiêu dùng Việt Nam (15/3): Quyền của người tiêu dùng

  • Cập nhật: Chủ nhật, 15/3/2020 | 9:52:43 AM

Ngày Quyền của người tiêu dùng Việt Nam năm 2020 có chủ đề “Bảo vệ người tiêu dùng trong thương mại điện tử”.

Cán bộ Đội Quản lý thị trường số 4, Cục Quản lý thị trường tỉnh Yên Bái hướng dẫn người dân cách phân biệt hàng thật - hàng giả thông qua quan sát mẫu mã và cách đóng gói sản phẩm.
Cán bộ Đội Quản lý thị trường số 4, Cục Quản lý thị trường tỉnh Yên Bái hướng dẫn người dân cách phân biệt hàng thật - hàng giả thông qua quan sát mẫu mã và cách đóng gói sản phẩm.

Ngày Quyền của người tiêu dùng được tổ chức ngày 15/3 hàng năm nhằm khẳng định vai trò, vị trí, tầm quan trọng của công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng với sự phát triển ổn định, bền vững của xã hội và đất nước. Theo Điều 8, Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng quy định về quyền của người tiêu dùng quy định người tiêu dùng có 8 quyền cơ bản sau đây:

1.  Được bảo đảm an toàn tính mạng, sức khỏe, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác khi tham gia giao dịch, sử dụng hàng hóa, dịch vụ do tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ cung cấp.
 
2.  Được cung cấp thông tin chính xác, đầy đủ về tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ; nội dung giao dịch hàng hóa, dịch vụ; nguồn gốc, xuất xứ hàng hóa; được cung cấp hóa đơn, chứng từ, tài liệu liên quan đến giao dịch và thông tin cần thiết khác về hàng hóa, dịch vụ mà người tiêu dùng đã mua, sử dụng.
 
3.  Được lựa chọn hàng hóa, dịch vụ, tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ theo nhu cầu, điều kiện thực tế của mình; quyết định tham gia hoặc không tham gia giao dịch và các nội dung thỏa thuận khi tham gia giao dịch với tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ.
 
4.  Được góp ý kiến với tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ về giá cả, chất lượng hàng hóa, dịch vụ, phong cách phục vụ, phương thức giao dịch và nội dung khác liên quan đến giao dịch giữa người tiêu dùng và tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ.
 
5.  Được tham gia xây dựng và thực thi chính sách, pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
 
6.  Được yêu cầu bồi thường thiệt hại khi hàng hóa, dịch vụ không đúng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, chất lượng, số lượng, tính năng, công dụng, giá cả hoặc nội dung khác mà tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ đã công bố, niêm yết, quảng cáo hoặc cam kết.
 
7.  Được khiếu nại, tố cáo, khởi kiện hoặc đề nghị tổ chức xã hội khởi kiện để bảo vệ quyền lợi của mình theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
 
8.  Được tư vấn, hỗ trợ, hướng dẫn kiến thức về tiêu dùng hàng hóa, dịch vụ.
 
Trách nhiệm của Người tiêu dùng

Đi đôi với quyền, người tiêu dùng có 2 nghĩa vụ chính được quy định tại Điều 9, Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng về nghĩa vụ của người tiêu dùng là:
 
1.  Kiểm tra hàng hóa trước khi nhận; lựa chọn tiêu dùng hàng hóa, dịch vụ có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng, không làm tổn hại đến môi trường, trái với thuần phong mỹ tục và đạo đức xã hội, không gây nguy hại đến tính mạng, sức khỏe của mình và của người khác; thực hiện chính xác, đầy đủ hướng dẫn sử dụng hàng hóa, dịch vụ.

2. Thông tin cho cơ quan nhà nước, tổ chức, cá nhân có liên quan khi phát hiện hàng hóa, dịch vụ lưu hành trên thị trường không bảo đảm an toàn, gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại đến tính mạng, sức khỏe, tài sản của người tiêu dùng; hành vi của tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của người tiêu dùng.

(Theo Cục Quản lý cạnh tranh - Bộ Công thương)

Các tin khác
Nhiều trang trại và người dân chủ động tái đàn lợn sau dịch tả châu Phi.

Người chăn nuôi và doanh nghiệp cần đẩy nhanh việc tái đàn lợn để đáp ứng nhu cầu về thực phẩm và bình ổn giá trên thị trường.

Nhân viên Petrolimex bán xăng dầu cho khách.

Giá xăng trong nước ngày mai có thể giảm 3.000-4.000 đồng do Covid-19 và cuộc chiến giá dầu khiến giá thế giới lao dốc.

Để thực hiện Nghị quyết số 39-NQ-TW của Bộ Chính trị về nâng cao hiệu quả quản lý, khai thác, sử dụng và phát huy các nguồn lực của nền kinh tế, Chính phủ đã có một chương trình hành động toàn diện, với nhiều nhiệm vụ được giao cho các bộ ngành, địa phương.

Ảnh minh họa

Tổng cục Thuế vừa yêu cầu các cục thuế địa phương tăng cường hỗ trợ cá nhân kinh doanh bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh Covid-19.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục