Xuân Ái đột phá trong phát triển kinh tế

  • Cập nhật: Thứ hai, 13/4/2020 | 1:56:26 PM

YênBái - Trong nhiệm kỳ qua, Đảng bộb xã đã lãnh đạo, chỉ đạo nhân dân ở một số thôn chuyển đổi 12 ha ruộng kém hiệu sang trồng dâu nuôi tằm và nuôi trồng thủy sản, mang lại hiệu quả kinh tế cao gấp nhiều lần trồng lúa.

Lãnh đạo xã Xuân Ái thăm mô hình trồng dâu nuôi tằm của các hộ dân ở thôn Sông Hồng.
Lãnh đạo xã Xuân Ái thăm mô hình trồng dâu nuôi tằm của các hộ dân ở thôn Sông Hồng.

Ngay từ đầu nhiệm kỳ 2015 - 2020, Đảng bộ xã Xuân Ái, huyện Văn Yên đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo 7 thôn trong xã khai thác thế mạnh của địa phương để trồng rừng kinh tế, thâm canh tăng vụ, chuyển đổi diện tích ruộng kém hiệu quả, đất soi bãi sang trồng dâu nuôi tằm, duy trì chăn nuôi ổn định, nâng cao thu nhập cho người dân. 

Xã đã quy hoạch các vùng sản xuất chuyên canh tập trung, liên kết ứng dụng khoa học - kỹ thuật trong sản xuất và nâng cao giá trị, phù hợp với thế mạnh của từng vùng, từng thôn như: thôn Sông Hồng diện tích đất soi bãi nhiều chuyển sang làm nghề trồng dâu nuôi tằm; thôn Đoàn Kết, Ngòi Viễn… trồng rừng sản xuất, chế biến gỗ rừng trồng; thôn Trung Tâm phát triển kinh doanh, dịch vụ… 

Trong đó, duy trì sản xuất diện tích lúa nước hàng năm là 374 ha, chủ yếu được thay thế bằng giống lúa chất lượng cao, năng suất bình quân đạt 53 tạ/ha/vụ, sản lượng đạt 1.982 tấn/năm; cây ngô sản xuất 191 ha hàng năm, vượt chỉ tiêu nghị quyết, chủ yếu là ngô trên đất màu và đất 2 vụ lúa, năng suất bình quân đạt 38 tạ/ha, sản lượng ngô đạt 725,8 tấn/năm vượt 92,7 tấn so với mục tiêu nghị quyết. 

Đặc biệt trong nhiệm kỳ qua, Đảng bộ đã lãnh đạo, chỉ đạo nhân dân ở một số thôn chuyển đổi 12 ha ruộng kém hiệu sang trồng dâu nuôi tằm và nuôi trồng thủy sản, mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn nhiều lần so với trồng lúa. 

Chị Nguyễn Thị Phương - một hộ trồng dâu nuôi tằm ở thôn Sông Hồng phấn khởi cho biết: "Gia đình tôi có 1,7 mẫu đất, trước đây trồng lúa, ngô, lạc, đỗ… mỗi thứ một ít, năng suất không cao, sản lượng thấp nên tư thương không đến thu mua, mang ra chợ bán giá rẻ, thu nhập không ổn định. Từ năm 2017, thực hiện chủ trương của xã cho chuyển đổi diện tích đất ruộng kém hiệu quả sang trồng dâu nuôi tằm, gia đình tôi đã chuyển đổi 1,7 mẫu đất ruộng, soi bãi. Bình quân mỗi năm, nuôi trên 80 vòng tằm, sản lượng kén đạt 1,2 tấn, sau khi trừ chi phí, thu nhập trên 100 triệu đồng, so với trồng lúa, ngô, lạc thì thu cao hơn gấp nhiều lần, cuộc sống của gia đình nâng lên, không còn khó khăn như trước nữa…”. 

Đến nay, xã phát triển vùng trồng dâu 35,5 ha với trên 100 hộ trồng dâu, nuôi tằm, thu nhập bình quân đạt 60 triệu đồng/hộ/năm, giải quyết việc làm, thu nhập ổn định cho trên 200 lao động... Cùng với đó, xã chỉ đạo nhân dân tích cực trồng rừng kinh tế, nhất là trồng cây quế đặc sản. 

Bình quân hàng năm, nhân dân trong xã trồng mới, trồng thay thế 200 ha rừng, đạt 100% nghị quyết, trong đó trồng mới, trồng thay thế 163 ha quế, nâng tổng diện tích quế lên trên 2.381 ha, vượt mục tiêu nghị quyết Đảng bộ xã nhiệm kỳ 2015 - 2020 đề ra. 

Hàng năm, quản lý, khai thác có hiệu quả trên 2.526 ha rừng hiện có, mang về nguồn thu nhập hàng chục tỷ đồng cho nhân dân. Kinh tế đồi rừng phát triển, nhiều hộ dân trong xã đã mạnh dạn đầu tư mở xưởng chế biến gỗ rừng trồng, xưởng chế biến các sản phẩm quế. 

Trên địa bàn xã đã phát triển, duy trì hàng chục cơ sở chế biến gỗ rừng trồng, tạo công ăn việc làm ổn định cho trên 100 lao động, mức thu nhập bình quân 3,5 triệu đồng/người/tháng; phát triển trên 30 cơ sở chế biến quế, tạo công ăn việc làm ổn định cho gần 300 lao động với mức thu nhập bình quân 3,2 triệu đồng/người/tháng…

Bằng sự quyết tâm, đổi mới tư duy trong phát triển kinh tế, Đảng bộ xã Xuân Ái đã lãnh đạo, chỉ đạo nhân dân phát triển kinh tế đúng hướng phù hợp với thế mạnh của địa phương, nâng cao đời sống cho nhân dân. 

Thu nhập bình quân đầu người năm 2019 của xã đạt 45 triệu đồng, đạt 128,5% mục tiêu nghị quyết đến năm 2020, vượt 28,5%; tỷ lệ hộ nghèo giảm xuống còn 7,68%. Cơ sở hạ tầng được đầu tư xây dựng khang trang hơn, đến nay, 65% tuyến đường liên thôn trong xã đã được bê tông hóa, đây là điều kiện thuận lợi để nhân dân trong xã phát triển kinh tế - xã hội, sớm hoàn thành các chỉ tiêu mà Nghị quyết Đại hội Đảng bộ xã lần thứ II đề ra trong 5 năm tới.   

Minh Hằng 

Các tin khác
Nông dân xã Minh An thu hoạch quế.

Từ lâu, xã Minh An, huyện Văn Chấn đã phát triển kinh tế rừng, trong đó, quế là một trong những cây trồng chủ lực.

Giá vàng trong nước tăng nhẹ đầu tuần giao dịch.

Giá vàng SJC hiện đang ở mức 48,30 triệu đồng/lượng trong khi giá vàng thế giới giảm nhẹ về mức 1.683 USD/oz.

Công nhân Điện lực Yên Bái lắp điện miễn phí cho các hộ có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn huyện Lục Yên.

Cùng với người dân và các doanh nghiệp trong cả nước, người dân và doanh nghiệp Yên Bái sẽ được giảm giá điện ở tất cả các khung giá giờ cao điểm, giờ bình thường và giờ thấp điểm với mức giảm 10% so với biểu giá hiện hành trong thời gian 3 tháng, từ tháng 4 đến tháng 6/2020.

Ảnh minh họa

Các khách hàng sản xuất-kinh doanh và khách hàng sử dụng điện sinh hoạt đều được giảm giá điện 10% so với đơn giá trong 3 tháng; các cơ sở cách ly, khám chữa bệnh tập trung được giảm 100% tiền điện.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục