Trấn Yên đưa sản xuất công nghiệp thành ngành kinh tế chủ đạo

  • Cập nhật: Thứ tư, 29/4/2020 | 7:57:08 AM

YênBái - Trấn Yên đã có Nghị quyết chuyên đề về phát triển công nghiệp và thu hút đầu tư giai đoạn 2016 - 2020. Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XVI nhiệm kỳ 2015 - 2020 xác định, phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới.

Năm 2019, kim ngạch xuất khẩu mặt hàng may mặc của huyện Trấn Yên đạt hơn 33 triệu USD.
Năm 2019, kim ngạch xuất khẩu mặt hàng may mặc của huyện Trấn Yên đạt hơn 33 triệu USD.

Trong những năm qua, Trấn Yên luôn xác định lấy công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp (CN-TTCN) và thu hút đầu tư làm khâu đột phá, là động lực tăng trưởng kinh tế, góp phần đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

Mặc dù vẫn còn những khó khăn, hạn chế nhất định, nhưng với sự tăng trưởng ổn định, sản xuất CN-TTCN liên tục phát triển theo hướng bền vững, làm động lực cho phát triển kinh tế - xã hội và trở thành ngành kinh tế chủ đạo. 

Thực tế, Trấn Yên đã có Nghị quyết chuyên đề về phát triển công nghiệp (CN) và thu hút đầu tư giai đoạn 2016 - 2020. Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XVI nhiệm kỳ 2015 - 2020 xác định, phát triển CN-TTCN gắn với xây dựng nông thôn mới. 

Song song với đó, đảng ủy, chính quyền các cấp đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, xác định các nội dung, nhiệm vụ và triển khai tổ chức thực hiện ngay chứ không để Nghị quyết ở trên giấy. Đồng thời, trong quá trình triển khai thực hiện đã kịp thời tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc từ nguồn vốn đầu tư đến các chính sách hỗ trợ sản xuất… 

Đồng chí Nguyễn Thế Phước - Bí thư Huyện ủy cho biết: "Trong thời gian qua, huyện luôn tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế đầu tư phát triển sản xuất CN vào địa bàn. Đẩy mạnh thu hút các dự án đầu tư có quy mô lớn, công nghệ cao và tạo nhiều việc làm ở một số lĩnh vực có lợi, tiềm năng của địa phương. Đã có một số dự án đầu tư và đi vào sản xuất tạo ra sản phẩm mới có giá trị kinh tế cao như: Graphit, sản phẩm thép các loại, quặng câu viên, sản phẩm quế các loại... góp phần gia tăng thêm giá trị sản xuất CN”. 

Bằng những việc làm cụ thể và luôn đồng hành cùng doanh nghiệp, sản xuất CN trên địa bàn huyện giai đoạn 2016-2020 luôn có mức tăng trưởng cao và trở thành ngành kinh tế chủ đạo. Giá trị sản xuất CN (giá so sánh 2010) năm 2020 ước đạt 910 tỷ đồng, vượt 210 tỷ đồng so với mục tiêu Nghị quyết (mục tiêu Nghị quyết 700 tỷ đồng), tăng 595 tỷ đồng so với năm 2015. Tốc độ tăng trưởng bình quân 5 năm đạt 23,6%/năm, tăng 8,1% so với Nghị quyết. 

Trong đó, CN địa phương ước đạt 823,8 tỷ đồng, tăng 528 tỷ đồng so với năm 2015, bình quân tăng 22,7%/năm; CN có vốn đầu tư nước ngoài ước đạt 85,2 tỷ đồng, tăng 73 tỷ đồng so với năm 2015, tăng trưởng bình quân 48,2%/năm… Hơn thế, số cơ sở sản xuất không chỉ tăng về số lượng mà còn tăng cả quy mô sản xuất. 

Trong 5 năm qua đã thành lập mới 148 cơ sở (trong đó 42 doanh nghiệp, 102 hộ kinh doanh, 04 hợp tác xã), nâng tổng số cơ sở sản xuất toàn huyện lên 448 cơ sở. Đặc biệt, sản xuất chế biến nông, lâm sản và thực phẩm phát triển khá mạnh mẽ, các doanh nghiệp nỗ lực tìm kiếm thị trường tiêu thụ, đổi mới dây chuyền công nghệ, tăng quy mô sản xuất, đa dạng hóa sản phẩm theo hướng ưu tiên cho xuất khẩu. 

Bình quân mỗi năm sản xuất hơn 4.550 tấn chè xanh, chè đen, 420 tấn quế các loại và hàng chục tấn tinh dầu quế, hơn 5.969 m3 gỗ xẻ thanh, gỗ bao bì và hàng chục ngàn tấn gỗ ván bóc, ván ghép thanh…; quần áo may gia công xuất khẩu 16 triệu sản phẩm; Graphit các loại 12.000 tấn; thép hộp, thép ống 18.700 tấn… 

Kim ngạch xuất khẩu trực tiếp các sản phẩm CN trên địa bàn đến năm 2020 ước đạt 39,25 triệu USD, tăng 37,8 triệu USD so với năm 2015. 

Song song với phát triển CN, Trấn Yên không ngừng cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, cải cách thủ tục hành chính; đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật… thu hút đầu tư. 

Trong 5 năm từ 2016-2020, thành lập mới 87 doanh nghiệp, 42 hợp tác xã, 873 hộ kinh doanh và 480 tổ hợp tác, nâng tổng số các thành phần kinh tế lên 2.473 cơ sở, tăng 1.258 cơ sở so với năm 2015. Thu hút được 32 dự án đăng ký đầu tư (trong đó có 01 dự án FDI) với tổng số vốn đăng ký đầu tư hơn 18.258 tỷ đồng. Nâng tổng số dự án đầu tư lên 78 dự án, với tổng vốn đầu tư 22.816 tỷ đồng, gồm 6 dự án lĩnh vực nông, lâm nghiệp; 60 dự án lĩnh vực CN; 12 dự án lĩnh vực thương mại dịch vụ. Các thành phần kinh tế đóng góp bình quân khoảng 27,8% tổng nguồn thu ngân sách trên địa bàn.

Thời gian tới, huyện tiếp tục tập trung phát triển sản xuất CN theo hướng bền vững, khai thác triệt để thành tựu cuộc cách mạng CN lần thứ tư đưa sản xuất CN trở thành nền kinh tế chủ đạo. Tiếp tục cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư kinh doanh, phát triển các thành phần kinh tế, đưa kinh tế tư nhân trở thành một bộ phận quan trọng của nền kinh tế…
Ngọc Trúc

Tags Yên Bái sản xuất công nghiệp kinh tế

Các tin khác
Ý kiến phát biểu của ông Bùi Trung Thu – Giám đốc Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh tỉnh Yên Bái.

Sáng 28/4, UBND tỉnh Yên Bái tổ chức Hội nghị trực tuyến nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho các doanh nghiệp, hợp tác xã trên địa bàn tỉnh bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh COVID-19. Tại Hội nghị, đại diện các sở, ngành của tỉnh đã giải đáp các ý kiến, kiến nghị của doanh nghiệp trong thẩm quyền. Sau đây là một số ý kiến qua ghi nhận của phóng viên Báo Yên Bái điện tử.

Từ 15h chiều nay 28-4, giá xăng A95 giảm còn 10.942 đồng/lít. Đây là mức thấp nhất trong hơn 11 năm trở lại đây.

Toàn cảnh họp báo.

Sáng 28/4, Tổng cục Thống kê tổ chức họp báo công bố Sách trắng Hợp tác xã Việt Nam và Sách trắng Doanh nghiệp Việt Nam năm 2020.

Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng trình bày tờ trình về miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp.

Việc miễn thuế hỗ trợ tạo công ăn việc làm cho khu vực nông thôn, nâng cao thu nhập, đời sống của người nông dân, phù hợp với các cam kết quốc tế của Việt Nam và thông lệ quốc tế.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục