Đã có 20 tỉnh, thành tái phát dịch tả lợn châu Phi

  • Cập nhật: Thứ ba, 26/5/2020 | 5:18:04 PM

Theo báo cáo của cơ quan quản lý chuyên ngành thú y các địa phương, từ đầu năm 2020 đến nay, bệnh dịch tả lợn châu Phi đã tái phát tại 155 xã của 20 tỉnh, thành phố, buộc tiêu hủy gần 4.000 con lợn.

Hộ gia đình chị Hoàng Thị Phương, xã Xuân Lai, huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh, tập trung phun khử trùng nhằm phòng, chống dịch bệnh tả lợn Châu Phi.
Hộ gia đình chị Hoàng Thị Phương, xã Xuân Lai, huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh, tập trung phun khử trùng nhằm phòng, chống dịch bệnh tả lợn Châu Phi.

Nguy cơ dịch bệnh tiếp tục tái phát, lây lan diện rộng là rất lớn, ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc tổ chức nuôi tái đàn, tăng đàn lợn và bảo đảm nguồn cung thịt lợn. 

Để khẩn trương kiểm soát, ngăn chặn các ổ dịch tái phát và lây lan diện rộng, ngày 26/5, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có văn bản gửi Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố: Hà Nội, Lạng Sơn, Cao Bằng, Bắc Kạn, Tuyên Quang, Bắc Ninh, Quảng Ninh, Lào Cai, Sơn La, Hòa Bình, Phú Thọ, Ninh Bình, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế, Quảng Nam, Đắk Lắk, Đắk Nông, Bà Rịa - Vũng Tàu về việc tập trung kiểm soát bệnh dịch tả lợn châu Phi.

Theo đó, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố khẩn trương chỉ đạo các sở, ngành và chính quyền các cấp tập trung các nguồn lực thực hiện quyết liệt và đồng bộ các biện pháp phòng, chống bệnh dịch tả lợn châu Phi theo đúng chỉ đạo của Ban Bí thư, Quốc hội, Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ tránh tình trạng chủ quan, lơ là để dịch bệnh tái phát, lây lan diện rộng.

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thành lập ngay các Đoàn công tác; đồng thời cử các tổ cán bộ kỹ thuật đến trực tiếp các địa phương có ổ bệnh dịch chưa qua 30 ngày để phối hợp với chính quyền cơ sở tổ chức các biện pháp xử lý triệt để ổ dịch, kiểm soát, ngăn chặn dịch bệnh tái phát, lây lan diện rộng.

Các địa phương chủ động triển khai giám sát để phát hiện sớm, kịp thời xử lý dứt điểm ngay khi phát hiện lợn mắc bệnh, nghi mắc bệnh dịch tả lợn châu Phi; xử lý nghiêm các trường hợp không báo cáo dịch bệnh, bán chạy, giết mổ, vứt xác lợn bệnh, nghi mắc bệnh ra môi trường; báo cáo kịp thời, đầy đủ về tình hình dịch bệnh từ cấp thôn/bản/ấp đến cấp xã, huyện và tỉnh theo đúng quy định của Luật Thú y và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật. 

Cùng đó, các địa phương tăng cường kiểm soát chặt chẽ việc vận chuyển lợn, đặc biệt là vận chuyển, buôn bán lợn để nuôi thương phẩm và lợn đến cơ sở giết mổ, nhằm ngăn chặn nguy cơ dịch bệnh tái phát, lây lan; đồng thời khẩn trương kiện toàn, củng cố và tăng cường năng lực hệ thống cơ quan quản lý chuyên ngành thú y các cấp theo quy định để bảo đảm lực lượng tổ chức phòng, chống dịch bệnh có hiệu quả

Thời gian qua, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã chỉ đạo Cục Thú y và các đơn vị liên quan đến các địa phương để kiểm tra, đôn đốc. Kết quả cho thấy một số nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng dịch bệnh tái phát, lây lan là sau khi dịch bệnh đã được kiểm soát tốt nên một số hộ chăn nuôi nhỏ lẻ nuôi tái đàn, lợn con chủ yếu được mua từ các chợ, điểm buôn bán hoặc thương lái, không rõ nguồn gốc.

Các ổ dịch chủ yếu tái phát, xảy ra tại các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ, không đảm bảo điều kiện và không áp dụng triệt để các biện phát an toàn sinh học.

Bên cạnh đó, khi lợn có biểu hiện mắc bệnh, nghi mắc bệnh, người dân không báo để lấy mẫu xét nghiệm, bán chạy, giết mổ lợn để tiêu thụ, không xử lý chất thải, nước thải, xả thải trực tiếp ra môi trường xung quanh làm lây lan dịch bệnh. Người chăn nuôi không báo cáo cho chính quyền cơ sở hoặc cơ quan thú y để xử lý kịp thời các trường hợp lợn bệnh khi mới phát hiện.

Nhiều địa phương thiếu lực lượng thú y tuyến huyện, xã và thôn/bản, nên không có người tổ chức giám sát, kịp thời phát hiện, báo cáo và triển khai các biện pháp phòng, chống dịch bệnh gặp nhiều khó khăn.

(Theo Tin tức)

Các tin khác
Quầy giao dịch Agribank.

Ngày 25-5, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (Agribank) cho biết, tính đến ngày 18-5, Agribank đã thực hiện cơ cấu lại nợ, miễn giảm lãi suất, hạ lãi suất theo Thông tư 01 là 43.069 tỷ đồng cho 29 nghìn khách hàng bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19.

Ảnh minh họa

Bộ Tài chính ban hành 3 Thông tư giảm phí, lệ phí 50% với lĩnh vực xuất bản, kinh doanh hàng hóa, cấp Giấy phép thành lập sở giao dịch hàng hóa và đăng ký sử dụng mã số mã vạch, sở hữu công nghiệp.​

Bộ trưởng Bộ Tài nguyên - Môi trường Trần Hồng Hà

Bộ trưởng Bộ Tài nguyên - Môi trường Trần Hồng Hà khẳng định, Luật Đất đai không cho phép cấp quyền sử dụng đất cho cá nhân, tổ chức nước ngoài. Các doanh nghiệp, nhà đầu tư thực hiện theo Luật Đầu tư, Luật Nhà ở. Luật Đất đai quy định chặt chẽ về vấn đề liên quan đến đất đai.

Phí đăng ký sử dụng mã số, mã vạch nước ngoài được giảm 50% mức thu quy định. (Ảnh minh họa: Internet)

Ngày 26-5, Bộ Tài chính đã ban hành một loạt thông tư giảm 50% phí, lệ phí liên quan đến các lĩnh vực: Xuất bản; cấp giấy phép thành lập sở giao dịch hàng hóa; đăng ký sử dụng mã số, mã vạch nước ngoài…

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục