Chào mừng Đại hội Đảng bộ huyện Văn Yên lần thứ XVI, nhiệm kỳ 2020 - 2025

Đột phá sản xuất nông nghiệp hàng hóa

  • Cập nhật: Thứ hai, 8/6/2020 | 8:07:06 AM

YênBái - 5 năm qua, kinh tế huyện Văn Yên phát triển một cách toàn diện; cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng giảm tỷ trọng ngành nông lâm nghiệp, tăng tỷ trọng ngành công nghiệp, xây dựng, thương mại, dịch vụ.

Lãnh đạo xã Đông Cuông cùng người dân trao đổi kỹ thuật về khai thác xả để xuất khẩu. (Ảnh: Hoài Văn)
Lãnh đạo xã Đông Cuông cùng người dân trao đổi kỹ thuật về khai thác xả để xuất khẩu. (Ảnh: Hoài Văn)

Đánh giá về sự đổi thay trong sản xuất nông nghiệp, nhất là trong thực hiện tái cơ cấu nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới (XDNTM), ông Đỗ Quang Trung - Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Văn Yên cho biết: "Thành công nhất là đã làm thay đổi tập quán canh tác nhỏ lẻ, tự cung, tự cấp sang sản xuất chuyên canh hàng hóa tập trung. Huyện đã hình thành và phát triển được các loại sản phẩm hàng hóa chủ lực với khối lượng lớn. Cùng đó là sự chuyển đổi căn bản về quy mô, chất lượng và sản xuất theo chuỗi nâng cao giá trị”. 

Đặc biệt, trong sản xuất nông lâm nghiệp, giá trị sản xuất bình quân giai đoạn 2016 - 2020 đạt 10,8%/năm; giá trị sản xuất ngành nông lâm nghiệp năm 2020 ước đạt 2.200 tỷ đồng, bằng 106,8% kế hoạch. Kinh tế nông lâm nghiệp từng bước phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa, nâng cao chất lượng, hiệu quả và giá trị thu nhập trên một đơn vị diện tích canh tác. 

Văn Yên triển khai, thực hiện rất cụ thể các vùng sản xuất chuyên canh, hàng hóa tập trung tạo các sản phẩm nông nghiệp với khối lượng lớn. Cùng đó là phát triển các sản phẩm đặc sản, hữu cơ đặc trưng cùng với xây dựng được nhãn hiệu, thương hiệu sản phẩm. 

Từ những hướng đi, cách làm đó đã góp phần nâng cao giá trị và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp. Thời gian qua, huyện Văn Yên xây dựng thương hiệu sản phẩm gạo Chiêm hương, các sản phẩm từ quế. 

Xây dựng vùng sản xuất lúa hàng hóa chất lượng cao với diện tích 1.000 ha tại các xã vùng Đại - Phú - An và một số xã vùng thấp cho thu nhập 153,6 triệu đồng/ha, cao hơn khoảng 26% so với sản xuất thường. 

Duy trì vùng nguyên liệu quế chất lượng cao tại 8 xã trọng điểm, với diện tích trên 40.000 ha, sản lượng quế vỏ khô trên 6.000 tấn và trên 300 tấn tinh dầu quế, giá trị thu bình quân từ quế hàng năm đạt trên 700 tỷ đồng. Huyện xây dựng, phát triển vùng nguyên liệu sắn trên 4.500 ha; trong đó, diện tích canh tác sắn bền vững trên 1.000 ha, giá trị trung bình hằng năm đạt trên 200 tỷ đồng. 

Bên cạnh đó, huyện còn chuyển đổi diện tích trồng lúa, trồng màu kém hiệu quả sang cơ cấu cây trồng phù hợp, có hiệu quả cao như việc đưa 255 ha cây dâu tằm, 205 ha tre măng Bát độ vào trồng... 

Từ những việc làm cụ thể đó, sản xuất nông nghiệp đã làm nên những kỳ tích mới không chỉ bảo đảm an ninh lương thực mà tổng sản lượng lương thực có hạt năm 2020 ước đạt 56.100 tấn, bằng 100,2% kế hoạch; tương đương tăng 4.580,4 tấn. 

Trong chăn nuôi gia súc, gia cầm, huyện tập trung phát triển chăn nuôi trâu, bò theo hướng sản xuất hàng hóa, chăn nuôi thâm canh trên cơ sở khai thác, sử dụng có hiệu quả các điều kiện tự nhiên sẵn có; đồng thời, đẩy mạnh áp dụng các tiến bộ kỹ thuật về giống, thức ăn, chăm sóc nuôi dưỡng, vệ sinh phòng bệnh. 

Nhờ vậy, sản lượng thịt hơi xuất chuồng năm 2020 ước đạt 10.175 tấn, bằng 113,1% kế hoạch và đưa chăn nuôi chiếm tỷ trọng 35,5% tổng giá trị sản xuất ngành nông nghiệp. Huyện cũng có nhiều mô hình sản xuất mang lại hiệu quả cao như: mô hình chăn nuôi lợn nái kết hợp nuôi lợn thịt và cung ứng lợn giống cho các trang trại chăn nuôi trong, ngoài huyện của Công ty cổ phần thương mại Đông An, xã Đông An; mô hình sản xuất rau củ, quả theo hướng VietGAP của Hợp tác xã Thanh niên Q&C, xã Đại Phác... 

Diện tích nuôi trồng thủy sản ổn định 300 ha; đồng thời, thực hiện chuyển đổi diện tích lúa kém hiệu quả sang nuôi trồng thủy sản hàng chục héc - ta, sản lượng nuôi trồng, khai thác đến nay đạt trên 700 tấn/năm, giá trị đạt khoảng 25 tỷ đồng. 

Nhờ vậy, thu nhập bình quân đầu người năm 2020 ước đạt 38,5 triệu đồng, gấp 1,6 lần so với năm 2015. Bên cạnh đó, Văn Yên còn tập trung nguồn lực và phát huy tốt vai trò chủ thể của người dân trong XDNTM. 

Trong 5 năm, huyện huy động trên 1.427,8 tỷ đồng cho XDNTM; trong đó, nhân dân đóng góp 655,5 tỷ đồng, chiếm 46%. Đặc biệt, nhân dân đã hiến trên 176.000m2 đất và trên 150.000 công lao động. Dự kiến hết năm 2020, huyện có 12/24 xã đạt chuẩn NTM, bằng 300% kế hoạch.

Hướng đi, cách làm trong sản xuất nông nghiệp Văn Yên đã, đang phát huy hiệu quả rõ nét. Đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân không ngừng được nâng cao; kinh tế nông thôn phát triển theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Đó là nền tảng vững chắc để Văn Yên trở thành huyện NTM vào năm 2025.

Ngọc Trúc

Tags Văn Yên đột phá sản xuất nông nghiệp hàng hóa

Các tin khác
Cán bộ Bộ phận Phục vụ hành chính công của huyện Văn Yên giải quyết thủ tục hành chính cho người dân.

Xác định thu hút đầu tư là động lực phát triển kinh tế - xã hội, thời gian qua, huyện Văn Yên thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp. Đặc biệt, trong bối cảnh nguồn lực ngân sách còn hạn hẹp, để đáp ứng nhu cầu phát triển đầu tư huyện đã tập trung huy động mọi nguồn lực đẩy nhanh phát triển hệ thống hạ tầng kinh tế - xã hội, đặc biệt là hạ tầng giao thông.

Khảo sát giá vàng của Kitco

Giá vàng sẽ tiếp tục tăng trong tuần tới (từ 7-12/6) là dự đoán chủ yếu từ cả giới chuyên gia Wall Street và nhà đầu tư Main Street.

Xuất xứ hàng hóa yêu cầu quan trọng để hưởng ưu đãi thuế quan EVFTA.

Để hàng hóa Việt Nam xuất khẩu vào EU được hưởng các ưu đãi thuế quan trong EVFTA thì doanh nghiệp cần tìm hiểu kỹ các quy định tại Hiệp định này.

Tuyến cao tốc Pháp Vân - Ninh Bình sẽ chính thức áp dụng thu phí tự động không dừng từ ngày 10/6 tới đây.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục