Từ ngày 12/6, cho phép nhập khẩu lợn sống từ Thái Lan

  • Cập nhật: Thứ sáu, 12/6/2020 | 2:00:28 PM

Theo thông báo mới nhất của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, từ 12/6/2020, các doanh nghiệp đủ điều kiện của Việt Nam có thể thực hiện nhập khẩu lợn sống từ Thái Lan.

Từ ngày 12/6 cho phép nhập khẩu lợn sống từ Thái Lan (Ảnh minh họa)
Từ ngày 12/6 cho phép nhập khẩu lợn sống từ Thái Lan (Ảnh minh họa)

Trong bối cảnh dịch COVID-19 vẫn đang diễn biến phức tạp trên thế giới, thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về việc ổn định giá thịt lợn tại Thông báo 178/TB-KL ngày 12/5/2020 kết luận cuộc họp Ban Chỉ đạo điều hành giá quý I năm 2020, tiếp theo Công văn 3359/BNN-VP ngày 27/5/2020 của Bộ NN&PTNT, đồng thời xét Công văn 30/TY-HTQT ngày 11/6/2020 của Cục Thú y, Bộ NN&PTNT cho biết Bộ đồng ý với đề xuất của Cục Thú y về việc nhập khẩu lợn sống từ Thái Lan vào Việt Nam để nuôi, giết mổ làm thức phẩm kể từ ngày 12/6.

Bộ giao Cục Thú y ban hành văn bản hướng dẫn kỹ thuật cụ thể việc kiểm dịch nhập khẩu lợn sống vào Việt Nam để nuôi, giết mổ làm thực phẩm theo các quy định hiện hành, bảo đảm an toàn dịch bệnh cho đàn lợn.

Cục trưởng Cục Thú y chịu trách nhiệm tăng cường lực lượng, phối hợp chặt chẽ với các lực lượng liên ngành tại cửa khẩu và chính quyền địa phương, kiểm soát chặt chẽ hoạt động nhập khẩu lợn sống vào Việt Nam, đồng thời, chịu trách nhiệm trước pháp luật và trước Bộ trưởng về việc đảm bảo an toàn dịch bệnh.

Sau khi đạt được các mục tiêu theo Thông báo 178/TB-KL và dịch COVID-19 được kiểm soát, hoạt động kiểm dịch nhập khẩu lợn sống từ các nước vào Việt Nam sẽ được thực hiện theo đúng quy trình và trình tự hiện hành. Trước khi dừng áp dụng biện pháp nhập khẩu này 1 tháng, Cục Thú y có trách nhiệm thông báo cho các đơn vị liên quan biết để chủ động thực hiện.

Việc thực hiện kiểm dịch nhập khẩu lợn sống vào Việt Nam sẽ được thực hiện theo đúng quy định hiện hành. Cụ thể, các doanh nghiệp nhập khẩu chỉ được nhập khẩu lợn sống từ các trang trại của Thái Lan đã được Cơ quan Thú y có thẩm quyền của Thái Lan tổ chức kiểm soát, xác nhận và đăng ký xuất khẩu với Cục Thú y Việt Nam.

Doanh nghiệp nhập khẩu lợn sống phải có xe vận chuyển lợn chuyên dụng, bảo đảm yêu cầu vệ sinh thú y và phúc lợi động vật. Đồng thời phải có cơ sở nuôi cách ly kiểm dịch đáp ứng các yêu cầu theo quy định. 

Các cơ sở cách ly kiểm dịch đàn lợn nhập khẩu sẽ được các cơ quan thuộc Cục Thú y tổ chức kiểm tra điều kiện vệ sinh thú y, nếu bảo đảm yêu cầu theo QCVN 01-99:2012/BNNPTNT về Điều kiện vệ sinh thú y khu cách ly kiểm dịch động vật mới được phép đưa đàn lợn nhập khẩu vào nuôi cách ly kiểm dịch. Cơ quan Thú y tổ chức thực hiện cách ly kiểm dịch, lấy mẫu xét nghiệm các bệnh theo quy định.

(Theo dangcongsan.vn)

Các tin khác
Huyện Yên Bình phấn đấu đến năm 2025 có 700 ha tre măng Bát độ.

Không có diện tích "áp đảo" như Trấn Yên song qua 20 năm (bắt đầu từ vùng thượng huyện), huyện Yên Bình đến nay đã và đang phát triển bền vững vùng tre măng Bát độ, tiến tới hình thành vùng nguyên liệu tập trung, đa dạng sản phẩm hàng hóa xuất khẩu, từng bước đáp ứng mục tiêu chương trình bảo vệ và phát triển rừng bền vững đồng thời hứa hẹn tiềm năng lớn về bán tín chỉ carbon ra thị trường nước ngoài.

Người dân xã Đại Lịch, huyện Văn Chấn tham gia kiên cố hóa đường giao thông nông thôn

Trong giai đoạn 2019 – 2024, huyện Văn Chấn đã được đầu tư gần 420 tỷ đồng cho phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn.

Gian trưng bày sản phẩm OCOP, sản phẩm nông nghiệp tiêu biểu của nông dân tỉnh Yên Bái tại Hà Nội.

Trong 3 ngày 17 - 20/5, Hội Nông dân tỉnh (HND) Yên Bái đã tham gia “Tuần hàng giới thiệu, quảng bá sản phẩm nông nghiệp tiêu biểu, chất lượng cao, thân thiện với môi trường” do HND thành phố Hà Nội tổ chức. Đây là hoạt động nằm trong chuỗi các hoạt động chương trình phối hợp giữa HND thành phố Hà Nội với HND các tỉnh, thành năm 2024.

Người lao động làm việc tại Công ty cổ phần Sứ kỹ thuật Hoàng Liên Sơn luôn được đơn vị tạo điều kiện phát huy sáng kiến trong công việc.

Để sở hữu nguồn lao động phù hợp với nhu cầu, các doanh nghiệp (DN), chủ sử dụng lao động ở Yên Bái đã phối hợp với các cơ sở đào tạo cùng đào tạo, đào tạo lại để người lao động (NLĐ) có điều kiện hoàn thiện tay nghề và đáp ứng tốt hơn nhu cầu công việc.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục