Vốn FDI vào Việt Nam trong 6 tháng đầu năm sụt giảm do dịch Covid-19

  • Cập nhật: Thứ tư, 1/7/2020 | 7:40:24 AM

Do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, lượng vốn FDI đổ vào Việt Nam trong nửa đầu năm 2020 sụt giảm so với cùng kỳ năm ngoái.

Vốn FDI vào Việt Nam trong 6 tháng đầu năm 2020 giảm sút do dịch Covid-19. ảnh minh họa
Vốn FDI vào Việt Nam trong 6 tháng đầu năm 2020 giảm sút do dịch Covid-19. ảnh minh họa

Theo số liệu vừa công bố của Tổng cục Thống kê, tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Việt Nam tính đến ngày 20/6/2020 bao gồm vốn đăng ký cấp mới, vốn đăng ký điều chỉnh và giá trị góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài đạt gần 15,7 tỷ USD, giảm 15,1% so với cùng kỳ năm trước.

Tổng cục Thống kê cho biết, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện 6 tháng đầu năm ước tính đạt 8,65 tỷ USD, giảm 4,9% so với cùng kỳ năm trước.

Đại diện của Cục Thống kê nhận định, dù giảm sút trong thu hút FDI 6 tháng đầu năm nay nhưng đây vẫn là một tín hiệu tích cực trong giai đoạn dịch bệnh bùng phát và vẫn còn diễn biến phức tạp.

Dịch Covid-19 đang làm dòng vốn FDI có sự dịch chuyển mạnh mẽ trên phạm vi toàn cầu. Đây vừa là cơ hội đồng thời cũng là thách thức đối với các quốc gia muốn thu hút dòng vốn FDI. Để đón đầu xu hướng dịch chuyển này rất nhiều nước đã có những chính sách vô cùng ưu đãi với các doanh nghiệp, tập đoàn lớn ở các quốc gia tiềm năng trong đó có Việt Nam.

Nhiều chuyên gia kinh tế nhận định, với việc khống chế dịch bệnh hiệu quả được đánh giá là điểm đến an toàn, cùng với nguồn nhân công dồi dào, giá rẻ và các chính sách ưu đãi cho các doanh nghiệp FDI, Việt Nam kỳ vọng sẽ trở thành một quốc gia đón được làn sóng FDI đang chuyển dịch trong thời gian tới./

(Theo  VOV)

Các tin khác
Giá vàng trong nước vẫn duy trì trên mức 49 triệu đồng/lượng.

Sáng 30/6, giá vàng SJC vẫn giữ nguyên ở mức 49,32 triệu đồng/lượng trong khi giá vàng thế giới giảm nhẹ về mức 1.769 USD/oz.

Nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn do ảnh hưởng của dịch Covid-19.

Nhiều doanh nghiệp cho rằng, điều kiện để hưởng gói hỗ trợ 62.000 tỷ của Chính phủ chưa phù hợp, khiến doanh nghiệp và người lao động khó tiếp cận.

Chăm sóc trâu, bò vỗ béo.

Hỏi đường đến nhà vợ chồng anh Hoàng Quốc Huy, chị Nguyễn Thị Nhung ở thôn Lao Động, xã Vân Hội, huyện Trấn Yên, người nào cũng chỉ dẫn rất nhiệt tình và không quên hỏi lại: “Mua giống hả? Hay mua thịt? Vợ chồng đó gì cũng hay…”.

An ninh lương thực và nông lâm thủy sản phục vụ xuất khẩu là mục tiêu kép của ngành nông nghiệp trong

Ngành nông nghiệp chuẩn bị kịch bản để ứng phó với dịch bệnh, thúc đẩy xuất khẩu cũng như tiêu thụ trong nước để đạt mục tiêu tăng trưởng đề ra.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục